Up

  
Chương 2

Địa-Lư Thiên-Nhiên:

Biển, Đảo và Duyên-Hải Bắc-Việt

 

2.1 - Quang-cảnh chung Bờ biển Việt-Nam

Đường bờ biển thay đổi không ngừng. Quang-cảnh bờ Vịnh Bắc-Việt mà ta thấy hiện nay, cũng như của các nước trong khu-vực, mới được h́nh-thành cách đây khoảng 4-5 ngh́n năm, sau thời-kỳ biển tiến Flandri. Đường bờ biển trải ra trên chiều rộng hay hẹp là tùy thuộc vào độ chênh của mức thủy-triều cao và mức thủy-triều thấp ở từng địa-phương. 

 

H́nh 25. H́nh-ảnh biển Đông theo Katsushika Hokusai (1760-1849)

 

Nếu phân chia chi tiết th́ người ta có thể nhận ra ít nhất đến 11 đoạn bờ biển Việt-Nam có những đặc điểm h́nh-thái và động lực khác nhau. Tuy vậy về đại-quát theo Giáo-Sư Địa-lư Lê Bá Thảo th́ chỉ có hai kiểu bờ biển: kiểu đồng-bằng và kiểu đá gốc[36]. Ông mô-tả hai loại đó như sau:

(1) Các "xứ" đồng-bằng (các đồng-bằng cửa sông, các châu-thổ) đều có bề mặt nghiêng nhẹ về phía biển và kết thúc bằng những bờ biển bằng phẳng và thấp. Sóng, thủy-triều và các ḍng phù-sa ven bờ hàng ngày vẫn làm chúng biến đổi tuy rằng để nhận thấy được điều đó, cần phải có một thời gian dài đến một vài chục năm.

Trên bờ biển Vịnh Bắc-Việt, có một đoạn thuộc "xứ" đồng-bằng kéo dài từ nam Quảng Yên đến Quảng-Trị. Có những đường bờ bị chia cắt mạnh mẽ bởi các cửa sông h́nh phễu và các lạch triều với nhiều đảo phù-sa mà độ cao không chênh bao nhiêu so với mực nước biển. Đấy là kiểu bờ biển các châu-thổ thủy-triều của hệ-thống sông Thái B́nh ở miền Bắc và của hệ-thống sông Đồng Nai - Vàm Cỏ ở phía nam. Lại có kiểu đường bờ bằng phẳng và liên-tục của các châu-thổ và đồng-bằng ŕa phía nam các cửa sông, thông-thường lầy lội, có các bộ phận bị mài ṃn và bồi tụ xen kẽ. Đấy là trường hợp của cả hai châu-thổ sông Hồng và châu-thổ sông Cửu-Long.

Các khúc bờ biển bằng phẳng từ Thanh Hóa trở vào đến đèo Hải-Vân được giới hạn ở các cửa sông. Các đoạn trung gian giữa hai cửa sông là đồng-bằng thuộc nhiều nguồn gốc. Tại Vịnh Bắc-Việt, khu-vực Quảng B́nh chỉ có các cồn cát phong thành. Trong khi đó, người ta thấy ở các nơi khác là các mũi tên cát chắn những đầm phá ở bên trong (như ở Thừa Thiên), có nơi là những băi lầy sú vẹt như đoạn từ mũi Cà Mau lên đến Rạch Giá. Nói chung đặc-tính chung của bờ biển các "xứ" đồng-bằng là bằng phẳng nhung không phải v́ thế mà bờ biển trở thành đơn điệu.

(2) Bờ biển của các "xứ" núi, núi ra sát biển khúc khủyu, bị chia cắt bởi nhiều vũng, vịnh nhưng rất ít kiểu bờ vách đá gốc.

Có hai đoạn bờ biển Việt-Nam thuộc "xứ" núi: đoạn từ Móng Cái về đến Yên Lập ở Bắc Bộ và đoạn từ Đà Nẵng xuống đến mũi Dinh, kéo dài cho đến Vũng Tàu.

Toàn bộ đoạn thứ nhất thuộc tỉnh Quảng-Ninh, một tỉnh thuộc miền núi Đông Bắc. Bờ biển lởm chởm những mũi đá do có nhiều sông suối ngắn từ nội-địa chảy ra cắt qua các dẫy thềm biển (hoặc sông biển). Mặt bằng ven biển rất ít, người ta chỉ có thể thấy một không-gian tương-đối hẹp như vậy ở Tiên-Yên, nhưng mà lại chính trên bậc thềm cao của sông Phố Cũ, và ở Móng Cái, trong thực-tế cũng là một bậc thềm mài ṃn. Toàn đoạn bờ biển này nh́n ra vùng quần-đảo Bái-Tử-Long và Hạ-Long là vùng núi đồi bị ch́m ngập.

Đảo ven bờ lớn nhất là đảo Cái Bầu và xa hơn về phía Tây Nam là đảo Cát Bà, cả hai đảo này đều c̣n giữ được nhiều loài cây và thú quư hiếm. Vịnh cho tàu đậu lớn nhất và có giá-trị kinh-tế quan-trọng là vịnh Cửa Lục, nơi có cảng nước sâu duy nhất của Bắc Bộ, là cảng Cái Lân.

 

 

H́nh 26. Vùng Hồng-Gai có nhiều đảo chi-chít, nằm sát bờ

 

2.2 – Các đoạn Bờ biển Vịnh Bắc-Việt

Theo đặc-tính của địa-thế, Các tác-giả Vũ Nguyệt Minh, Lữ Đông Hà, Lê Khánh Tâm, Quỳnh Tố Thùy của cuốn sách "Nước Tôi Dân Tôi"[37], bờ biển Vịnh Bắc-Việt có thể được chia thành hai đoạn như sau:

- Đoạn Móng Cáy - Hải-Pḥng: Bờ biển hiểm trở. Trong các vịnh ven biển như vịnh Hạ-Long và vịnh Bái-Tử-Long có hàng ngàn đảo nhỏ và những đảo lớn như Cái Bầu, Cát Bà, Cái Bàn... Phong cảnh hang động và đảo ở vịnh Hạ-Long được xen như những kỳ quan ngoạn mục nhất vùng biển Đông Nam Á. Hải-Pḥng và Cái Lân là hai hải-cảng quan-trọng trong đoạn bờ biển nàỵ.

- Đoạn Hải-Pḥng - Quy Nhơn: Bờ biển hầu hết đều thấp và phẳng, Có những núi thuộc dăy Trường Sơn đâm ngang tạo thành những mũi đá nhô ra biển như mũi Sầm Sơn ở Thanh Hóa, mũi Rọn dưới chân đèo Ngang giữa Hà Tĩnh và Quảng B́nh. Cảng Cửa Ḷ là hải-cảng quan-trọng nhất

Xa hơn về phía Nam của Vịnh Bắc-Việt, địa-thế bờ biển cũng tương-tự. Mũi Chân Mây dưới chân đèo Hải-Vân, nằm giữa Thừa Thiên và Quảng Nam. Mũi Ba Làng An ở Quảng Ngăi, mũi Yến ở Quy Nhơn. Những hải-cảng quan-trọng trong đoạn bờ biển này là Đà Nẵng và Quy Nhơn.

 

2.3 - Đáy Biển của Vịnh Bắc-Việt

Đáy Biển Đông của Việt-Nam có thể chia làm 3 phần:

- Khu-vực Vịnh Bắc-Việt

- Khu-vực Biển miền Trung từ Đảo Cồn Cỏ (vĩ-tuyến 17 Bắc) xuống đến vĩ tuyến 10.30'B, tức là đến tận Phan Thiết.

- Khu-vực biển phía nam bao gồm phần c̣n lại cho đến vịnh Thái Lan.

Trong ba khu-vực biển này th́ nói chung, địa-h́nh đáy của Vịnh Bắc-Việt tuy phẳng-phiu nhất, nhưng lại có một vùng nhỏ phía cực Bắc mang nhiều sự phức tạp hơn cả. Địa-h́nh đáy biển vịnh Bắc-Việt hơi nghiêng về phía Đông Nam. Độ sâu ở trung-tâm vịnh chỉ đạt đến 70-80m. Đáy biển ở cửa vịnh sâu tới khoảng 90-100m.[38]

Đoạn từ Móng Cái đến Hải-Pḥng có hàng ngàn đảo lớn nhỏ thuộc hai vịnh Bái-Tử-Long và Hạ-Long. Lại có nhiều luồng lạch lớn nhỏ chia cắt đáy biển ra nhiều mảnh nhỏ bé. Địa-h́nh đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung-b́nh là 20m. Có những lạch sâu là di-tích các ḍng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng của các rạn san-hô rất đa-dạng. các ḍng chảy hiện nay nối với các lạch sâu đáy biển c̣n tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải-cảng trên dải bờ biển khúc khủyu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm-năng cảng biển và giao-thông đường thủy rất lớn.

Từ nam Hải-Pḥng đến Nghệ An - Hà Tĩnh, ứng với một bờ biển phẳng; địa-h́nh thềm lục-địa tương-đối đơn giản với các dạng tích-tụ tiền châu-thổ. Bờ biển do đó, chạy thoai thoải dần từ bờ ra khơi.

Từ nam Nghệ Tĩnh xuống đến Đà Nẵng (hay cửa vịnh Bắc-Bộ), ta thấy xuất hiện các dăy đê cát ngầm chạy song song với đường bờ, kể cả các thềm đá gốc - các bensơ - trong khi ở phía ngoài khơi, các dạng địa-h́nh âm và dương xen kẽ với nhau một cách phức tạp, có lẽ liên-quan đến sự cắt chéo ngang nhau của hệ-thống đứt găy sông Hồng và hệ-thống đứt găy ngoài xa theo kinh-tuyến 109 Đông.[39]

Những bản-đồ Geomorphology vẽ đáy biển 3 chiều cho ta một cái nh́n tổng-quát. Đáy biển Vịnh Bắc-Việt ghi dấu vết các con sông thời cổ nối dài theo con sông Hồng. Các ḍng chảy hướng ra gần đảo Hải-Nam, rồi xuôi về biển Hoàng-Sa. Các túi dầu-khí mà Trung-Cộng đang khai-thác trong Vịnh Bắc-Việt và ở Hoàng-Sa nằm rất gần những con sông cổ xưa này. Có thể nói rằng dầu-khí chính là kết-quả làm việc của con sông Hồng hàng mấy chục triệu năm qua.

Một cách tổng-quát, ta có thể nói trừ những nơi lởm-chởm chi chít hải-đảo vùng Hải-Pḥng Quảng-Ninh, đáy biển Vịnh Bắc-Việt là một vùng “đồng-bằng lư-tưởng” rất lớn và phẳng-phiu. Trên lục-địa không thể nào có được một cảnh-quan tương-tự như vậy. Thiên-nhiên lại c̣n ban-phát cho vùng này một “ngọn núi - Trấn-Sơn” Bạch-Long-Vĩ, đột-nhiên nổi lên ở giữa khu-vực như cái cột cờ, cao tới gần 100 thước[40].

 

 

H́nh 27. Bản-đồ đáy biển Vịnh Bắc-Việt rất phẳng-phiu với vết tích con sông Hồng và các phụ-lưu của nó mang nước ra biển Hoàng-Sa

 

2.4 - Duyên-hải Vịnh Bắc-Viêt: nơi rộng ph́nh ra, nơi bóp hẹp lại

Quan-sát bản-đồ thế-giới trên phần lục-địa, người ta không thể t́m thấy một quốc-gia nào được sở-hữu một vùng bờ biển quan-trọng về mọi mặt, không những dài mà lại lắm tài-nguyên như Việt-Nam.

Theo giáo-sư Joseph R. Morgan của đại-học UC Berkley và luật-sư Mark J. Valencia của Viện Nghiên-Cứu Đông-Tây ở Hawaii, Việt-Nam có tới 2,828 hải-lư (tức 5,237 km) bờ biển[41]. Tỷ-lệ bờ biển nước ta so với diện-tích lănh-thổ cao hơn hầu hết các quốc-gia khác trên thế-giới. V́ thế, tâm-hồn và sinh-hoạt Việt-Nam gắn liền với biển. Joseph Buttinger ước-lượng rằng đại đa-số người Việt-Nam sống sát với biển cả trong ṿng 50 hải-lư.[42]

Kích-thước rộng hẹp của Việt-Nam có lẽ cũng nói lên một khía cạnh về tiềm-lực dân-tộc. Tại duyên-hải Vịnh Bắc-Việt, khu-vực “miền Bắc Khai-nguyên”, từ lâu tiền-nhân đă mở nước tối đa. Từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây, Bắc-Việt rộng tới 600km. Nhân-số gia-tăng đ̣i hỏi quốc-gia phải gia-tăng đất đai. Nhưng phía Bắc th́ đụng Trung-Hoa, phía Tây bị các dăy núi chận lại. Nơi hẹp nhất chính là Quảng B́nh với 50 km chiều ngang.

Vậy dân ta chỉ c̣n cách dựa vào biển phía Đông mà tiến về phương Nam để mở mang bờ cơi. Xung-lực tác-dụng của “trái bóng dân-số” được thể-hiện rơ ràng về mặt địa-lư: Việt-Nam đă kiểm-soát toàn-thể miền Trung, rồi chiếm-hữu đồng-bằng Nam-Việt. Ở đó, có nơi rộng tới 400 km.

Như quá-khứ đă chứng-minh, cả trong hiện-tại lẫn tương-lai Việt-Nam sẽ không thể nào xa cách với biển cả. Trong những giai-đoạn sinh-tử, tồn-vong của đất nước; người Việt chúng ta cũng cứ bám lấy biển. Một trong những biểu-hiện dễ thấy nhất là trên đường mở nước, tiền-nhân chúng ta đă lần từng bước men theo bờ biển để tiến tới. Cuộc Nam-Tiến chính là biểu-hiện liên-tục của một con rồng vươn dài ôm lấy Biển Đông vậy.

 

2.5 - Hệ-thống các Ḍng chảy ra Vịnh Bắc-Việt

Theo Giáo-Sư Lê Bá Thảo, sông ng̣i ở Việt-Nam về mặt h́nh-thái phụ thuộc rất nhiều vào cấu-trúc địa-chất - địa-h́nh nhưng về mặt đặc-tính của ḍng chảy th́ là do khí-hậu quyết-định. Cả hai điều-kiện đó đă dẫn tới kết-quả là Việt-Nam có một mạng lưới sông ng̣i dày đặc, có thủy-chế thay đổi rất mạnh theo mùa và theo khu-vực.

Đối với con người cũng như đối với cảnh-quan, nơi nào có sông ng̣i chảy qua th́ nơi đó có sự sống; điều đó được phản-ảnh trước hết trong bức tranh phân bố dân-cư và với các hoạt-động kinh-tế nhiều mặt đi kèm theo.

Các sông lớn và trung-b́nh của Việt-Nam đóng vai tṛ quan-trọng trong việc cung cấp nước cho những đồng-bằng và châu-thổ, nhưng chính 2170 sông nhỏ và suối có diện-tích lưu vực dưới 100 km2 (chiếm 92,55 % tổng số sông suối của cả nước) mới làm cho gần như không có bộ phận nào của lănh-thổ lại không hưởng được tác-dụng tốt lành của ḍng chảy, đặc biệt là ở miền núi và trung du.[43]. Có điều đáng ngạc nhiên – theo Nguyễn Viết Phổ [44] - là mật-độ lưới sông ở đồng-bằng Bắc-Việt không khác với vùng đồi núi, mật-độ này cao hơn so với các vùng cao nguyên.

Bản-đồ mật-độ sông suối Việt-Nam cho thấy phần lớn lănh-thổ có mật-độ trung-b́nh từ 0,5 đến 1km trong mỗi km2. Mật-độ lưới sông đạt chỉ-số cao nhất lên đến 2-4 km/km2 ở Đông-Nam châu-thổ sông Hồng và sông Thái B́nh cũng như ở đồng-bằng sông Cửu-Long do nhu-cầu thoát nước rất lớn. Mật-độ này cũng cao (1,5 đến 2 km/km2) ở các khu-vực trung-tâm mưa lớn như ở Móng Cái, khối Ṿm sông Chảy, bắc Hoàng Liên Sơn, khu-vực đèo Ngang, đèo Hải-Vân v.v..[45]

 

2.6 - Sông Hồng, một con Sông vĩ-đại Thời xưa

Nguồn nước lớn nhất đổ vào Vịnh Bắc-Việt là do Sông Hồng.

Theo tài-liệu của Cục Địa-Chất Việt-Nam[46] cách nay 37 triệu năm, Biển Đông được bao bọc ở phía Nam bởi khối đất Sumatra, phía Đông bởi khối Kalimantan, Philipin; phía Bắc bởi khối Dương-Tử, phía Tây bởi Việt-Nam nằm quá nửa trên khối đất Indonisia.

Sông Hồng lúc đó chảy theo một nếp gấp địa-chất rất dài. Hữu-ngạn là các khối đất Tây-Tạng, Sơn-Thái, Indosinia, Tả-ngạn là khối Dương-Tử và Cathaysia. Gần như tất cả nước mưa của toàn-thể khu-vực Đông-Á, Nam-Á, và có thể cả nước mưa khắp Trung-Á cũng đổ về Hồng-Hà mà ra Biển Đông. Lưu-lượng của Sông Hồng thời đó có thể nhiều lần lớn hơn lưu-lượng các sông Nile, Amazone, Dương-Tử. Sông Hồng cùng nhiều phụ-lưu của nó với các cửa sông thật rộng lớn, ước-lượng có đến hàng chục cây-số.

H́nh 28. Hàng chục triệu năm trước, Sông Hồng là một đại trường-giang khởi-nguyên từ Trung-Á, Tây-Tạng, qua Vịnh Bắc-Việt “khô-cạn”, chạy dài ra tận Hoàng-Sa.

 

Từ trên cái "mái nhà của trái-đất", nguồn nước hùng-vĩ đă mang ra Biển Đông những khối-lượng phù-sa khổng-lồ, tạo nhiều lớp kết tầng thủy-tra-thạch tại Hoàng-Sa. Rồi ḍng sông chính của miền Bắc nước ta bị thu nhỏ khi địa-chấn xảy ra, nâng cao khu Vân-Nam cắt ngắn thượng-nguồn Hồng-Hà lại như ta thấy hiện nay. Nguồn nước từ đó bắt đầu chảy sang phía Dương-Tử-Giang làm con sông vùng Hoa-Nam thêm to lớn.[47]

Cho dù đă bị cướp mất cái kỷ-lục “oai-dũng” ngày xưa, Sông Hồng vẫn tiếp-tục công-việc cần-cù và nhẫn-nại của nó trong việc bồi-đắp vùng châu-thổ Bắc-Việt. Thống-kê cho thấy về công-tŕnh này, Sông Hồng luôn-luôn vượt Sông Cửu-Long[48] Con sông lớn nhất Miền Bắc đó bắt nguồn từ dăy núi Ngụy Sơn, gần hồ Đại Lư (Vân Nam - Trung Quốc) chảy vào nước ta ở vùng Hà Khẩu (Lào Cai). Lưu-lượng của sông rất lớn (từ 700m3/giây mùa khô, tăng đến 28,000m3/giây vào mùa nước lũ)[49]. Có khi nước ngọt được t́m thấy ngoài biển xa cửa sông tới một khoảng cách 30 km.

 Hàng năm Sông Hồng chuyển tải một khối lượng phù-sa vĩ-đại tới 130 triệu tấn, lấp dần vịnh Bắc-Việt để tạo nên một đồng-bằng rộng lớn, màu mỡ.

Tài-liệu “Dự án Quản lư Tài nguyên Nước Lưu vực sông Hồng[50] ghi nhận trong trận lụt kinh hồn năm 1971, lưu-lượng đạt kỷ-lục 38,000m3/giây gây cho gần 500 người chết [51]. Thiên-tai “nước” này khủng-khiếp hơn “lửa” nhiều![52] Việc trị-thủy Sông Hồng qua hàng ngh́n năm vẫn c̣n là vấn-đề sinh-tử, cần phải được duyệt xét để t́m ra giải-pháp hừu-hiệu hơn.

H́nh 29. Một Giả-thuyết của Leloup Philippe Hervé[53]: Khi địa-chấn xảy ra, khu Vân-Nam được nâng cao cắt ngắn thượng-nguồn Hồng-Hà

 

Thủ-đô Hànội, “chốn cũ Thăng-Long ngàn năm văn-vật” nằm trên hữu-ngạn sông Hồng cách Vịnh Bắc-Việt chừng 85 hải-lư. Về xác xuất xảy ra động đất tại Hà Nội, các nhà nghiên-cứu cho rằng, Hà Nội nằm trên khu-vực đứt găy sông Hồng, nơi đang ở giai-đoạn hoạt-động mạnh nên trong tương-lai, khu-vực Hà Nội rất có thể sẽ phải hứng chịu một trận động đất mạnh tới 5,3 độ Richter. V́ ḷng đất được cấu-tạo yếu, cộng với sự phát-triển mạnh của các khu dân cư và trung-tâm kỹ nghệ, lại thêm sự khai-thác nước ngầm bừa băi, mức độ tàn phá của động đất tại Hà Nội, nếu xảy ra sẽ rất lớn.

 

2.7 – Hệ-thống Sông Thái-B́nh

Đóng góp vào công-tŕnh xây đắp đồng-bằng Bắc-Việt, hệ-thống sông Thái B́nh cũng đă làm việc đáng kể.

Sông Thái B́nh hợp bởi các Sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam tại Phả Lại. Nguồn nước chảy qua tỉnh Hải-Dương rồi đổ ra cửa chính tại tỉnh Thái B́nh. Các phân lưu của hệ thống này c̣n được gọi là Lục Đầu Giang, tất cả đều nằm về phía tả ngạn sông Thái B́nh:

- Sông Văn Úc, một đoạn tên sông Hương, một đoạn tên sông Rang, đổ ra cửa Văn Úc.

- Sông Lạch Tray, nối sông Văn Úc chảy ngang qua Hải-Pḥng, ra biển bằng cửa Rạch Traỵ

- Sông Kinh Thầy, thoát lưu của sông Thái B́nh từ Phả Lại, đến

Thạch Liên chia thêm một nhánh nhỏ là sông Kinh Môn, hai nhánh này nhập lại trước khi đổ ra biển ở cửa Cấm.

- Phân lưu sau cùng của sông Thái B́nh là sông Đà Bạch, tức Bạch Đằng Giang, cửa sông là một vùng đồng lầy rộng lớn..[54]

Sông Bạch Đằng là con sông chiến-lược nổi tiếng nhất trong lịch-sử Việt Nam, đó là nơi dân-tộc Việt-Nam đă 3 lần đánh bại quân xâm-lược phương Bắc. Trong đó, chiến-thắng thứ ba đánh thắng quân Nguyên Mông được cả thế-giới biết đến. Nhiều cọc gỗ nhọn đă xuyên thủng tàu giặc, sau 700 năm c̣n được t́m thấy tại đây.

Xưa kia, núi Voi và núi Đồ Sơn là những cù lao ở giữa biển. Đất phù-sa của nhóm sông Thái-B́nh, khi ăn lan măi ra biển, đă làm những cù lao này dính vào đất liền, trở thành những ngọn núi.

 

2.8 - Đồng-bằng Bắc-Việt

Sông ng̣i xứ Bắc nước ta rất nhiều, tất cả đều chảy vào Biển Đông, chỉ trừ có một con sông là Kỳ-Cùng chảy ngược về phía Trung-Hoa[[55]. Tổng-số chiều dài các con sông là 41,000 km với lưu-lượng chừng 300 tỷ m3 nước. Phụ vào đó là 3.100 km kinh rạch nhân-tạo.

Đứng chung trong bảng thống kê lớn như vậy, sông Hồng chỉ chiếm có 510 km chảy trên lănh-thổ Việt-Nam, (trong tổng-số chiều dài Vân-Nam - Biển Đông 1.149 km của nó.) Tuy vậy, đối với dân ta, con sông này chính là con sông khởi-nguyên lịch-sử của dân-tộc.

Đồng-bằng sông Hồng (ĐBSH) rộng vào khoảng 15,000km2. Địa-bàn này là nơi cư-trú của người Việt cổ, cũng là nơi h́nh-thành nền văn-minh lúa nước. Đây c̣n là vựa lúa lớn thứ hai của đất nước gồm các tỉnh, thành: Hà Nội, Hải-Pḥng, Thái B́nh, Nam-định, Hải-Dương, Hưng Yên, Ninh B́nh, Bắc Ninh, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hà Tây. Tính chi-tiết hơn, trong diện-tích 1,479,466 ha của châu-thổ, số đất đang sử-dụng là 1,032,000 ha (82,46%) bao gồm hầu hết là đất nông-nghiệp với 822,182 ha (chiếm 55,67%). Tuy nhỏ hơn vùng đồng-bằng Cửu-Long, nhưng theo nhiều nhà canh-nông, vùng đất phù-sa sông Hồng thuộc loại màu mỡ nhất của đất nước ta.

Nằm trong khu-vực nhiệt-đới gió mùa, thiên-nhiên lại ban tặng cho ĐBSH thêm một thứ đặc sản, đó là mùa đông. Cái lạnh mùa đông là điều-kiện thuận-lợi cho cây trái vùng hàn đới, ôn đới sinh sôi nảy nở. Chính v́ thế động, thực-vật ở đây rất phong-phú.

Trong ṿng hai thập-niên qua, môi-trường sinh-hoạt của nông-dân miền Bắc khá hơn đôi chút. Tuy vậy, cho dù nông-thôn đă được điện-lực-hoá nhưng hiện-thời t́nh-trạng vệ-sinh toàn vùng rất tồi tệ. Tại miền quê, hầu hết ao hồ bị ô-nhiễm nặng. Ở thành-phố, t́nh-trạng cũng không khá hơn, sông Tô-Lịch[56] nay là một con rạch nước tù hăm, mang nhiều mầm bệnh tật.

 

 

H́nh 30. Các Cửa Sông chính vùng Châu-thổ Miền Bắc

 

Người ta ước-lượng rằng hàng năm đất bồi thêm lấn biển từ 50 đến 100 thước. Như thế mỗi năm khu tân-bồi được nh́n thấy không có bao nhiêu, nhưng sau một thiên-kỷ th́ đất sẽ trườn ra ngoài Biển Đông 4, 5 hay 7 chục cây-số. Trường hợp mực nước biển lại theo đúng chu-kỳ phỏng-định mà rút xuống, vùng đất mới sẽ lớn nhanh theo gia-tốc. Vào những năm 3000, 4000; Vịnh biển Bắc-Phần sẽ nhỏ hẹp lại và diện-tích vùng ĐBSH rất có thể tăng lên gấp rưỡi.

Những băi Tự-nhiên, những đầm Nhất Dạ, các cửa Đại-Ác, cửa Thần-Phù trong lịch-sử năm xưa ở sát biển, hiện giờ đă lùi sâu vào nội-địa. Các bạn quê sát biển di-cư 1954, ngày nay hồi-hương không c̣n nghe được tiếng biển gầm v́ nhiều làng xóm mới mọc lên chắn ngang những con đường ra ngoài băi biển.

 

2.9 - Hải-Cảng Vịnh Bắc-Việt

            Chính-sử Việt-Nam ghi nhận Quan Lạng như hải-cảng nước ta thời tư-chủ. Vào thế kỷ 12, Quan Lạn thuộc huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ngày nay, chính là thương cảng đầu tiên của Việt Nam do triều Lư xây dựng.  Đảo Quan Lạn vẫn c̣n giữ được một vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ không kém một ḥn đảo nào trong quần thể thắng cảnh Hạ Long. Tại đây, hằng năm c̣n diễn ra lễ tế vua Lư Anh Tông và lễ hội chèo thuyền vào tháng năm, tháng sáu âm lịch.

            Ngày nay, cảng nước ta xây-dựng khắp nơi. Hệ-thống cảng biển bao gồm phần lớn là các cảng cá, phân bố trên địa-bàn của 111 huyện, thành-phố hoặc thị xă - thị trấn ven biển. Các cảng lớn như Hải-Pḥng, Đà Nẵng, Vũng Tàu... có nhiều chức năng nhưng cũng có cảng cá phụ thuộc.

Vào thời điểm năm 2010, Việt Nam dự-trù sử-dụng 114 cảng biển được chia thành 8 nhóm, phân bố dọc theo bờ biển từ Móng Cái đến Kiên Giang. Mỗi nhóm cảng là một hệ thống cảng nhỏ, có sự hỗ trợ liên-hoàn với nhau.

 Riêng nhóm cảng Bắc-Việt, chỉ tính từ Quảng-Ninh đến Ninh B́nh đă gồm tới 27 cảng lớn nhỏ, trong đó các cảng Hải-Pḥng, Cửa Ông và Cái Lân đóng vai tṛ quan-trọng nhất. Tại khu-vực Hải-Pḥng c̣n có một số cảng mới như Đ́nh Vũ, Bạch Đằng ra đời nhằm phục-vụ các khu công-nghiệp. Cái Lân được xác-định là cảng nước sâu trọng-điểm, cho phép đón nhận tàu đến 50,000 DWT[57], với công-suất 2 triệu tấn/năm. Ngoài các cảng than ở Cẩm Phả có công-suất 5 triệu tấn/năm, trong tương-lai Việt-Nam sẽ xây-dựng thêm cảng chuyên dùng cho nhà máy thép cũng có công-suất 5 triệu tấn/năm.

 

H́nh 31. Hệ-thống Cảng Biển chính miền Bắc-Việt-Nam

 

Nhóm cảng Bắc Trung-phần có nhiệm-vụ chính phục-vụ phát-triển kinh-tế 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, đồng thời thu hút hàng quá cảnh của Thái Lan và Lào, với cảng Cửa Ḷ là cảng trung-tâm. Vào năm 2000 lượng hàng thông qua cảng đạt 1,5 - 1,8 triệu tấn. Dự-tính sẽ tăng lên 2,5 - 3 triệu tấn vào năm 2010[58].

 

 

Amount of cargo to he Handled by port groups (million tonnes)

1. Group of the ports of Hai Phong and Cai Lan and northern ports

25 ports, including 13 general ports (two of which are major ports) and 12 specialized ports

By 2003 

21-24 million tonnes

By 2010

 57-69 million tonnes

2. Group of ports in the northern part of central region (Thanh Hoa, Nghe An and Ha Tinh)

Eight ports, including five general ports (three main ports) and three specialised ports

3-4

million tonnes

23-26 million tonnes

H́nh 32. Khả-năng 2 hệ-thống cảng biển Vịnh Bắc-Việt.

 

Từ trước đến giờ, nước ta chỉ có 2 cảng lớn cỡ quốc-tế là Hải-pḥng và Sài-g̣n. Để phát-triển kinh-tế, Việt-Nam đang cải-tiến và xây-cất thêm nhiều cảng biển trong ṿng 10 năm tới. Từ Bắc vào Nam, ta có thể kể các cảng: Cái Lân (Quảng-Ninh) Cửa Ḷ (Nghệ An) Đà Nẵng, Qui Nhơn, Dung Quát (Quảng Ngăi)...

Nh́n xa về tương-lai, các cảng biển lớn nhất Việt-Nam sẽ phải xây-dựng ở miền Trung v́ khu-vực này có nhiều vịnh tốt, kín gió lại không bị phù-sa bồi lấp. Ưu-thế hơn tất cả các cảng khác là chúng nằm sát hải-lộ giao-thương. Trong khi các cảng của Vịnh Bắc-Việt như Hải Pḥng cách hải-lộ đó 18 giờ hải-hành hay lâu hơn nữa, các cảng miền Trung chỉ cách đó vài ba tiếng đồng-hồ. Đặc-biệt Vịnh Cam Ranh (1 giờ tàu biển là tới) được xếp vào loại một trong ba hải cảng có điều-kiện tự nhiên tốt nhất thế giới, với diện tích vùng vịnh kín tới 60 km2 và độ sâu trung b́nh 18 - 20m nước, xung quanh có núi bao bọc làm cho vùng biển luôn lặng gió.

 

2.10 - Hệ-thống Chuyển-vận Đường Sông

Theo tài-liệu nghiên-cứu đầy đủ chi-tiết nhất, Việt-Nam hiện có 2,360 con sông (+/- 10) với tổng-số chiều dài lên đến 41,900 km (+/- 100).[59]

Chuyển-vận đường sông Việt-Nam được xếp vào loại lớn nhất thế-giới. Hệ-thống dài khoảng 9,000 đến 10,000 km, kể cả các kênh rạch. Hoạt-động này phát-triển mạnh nhất ở đồng-bằng sông Hồng và sông Cửu-Long do mức nước đủ sâu để thuyền bè, canô và xà lan có thể đi lại quanh năm.[60].

Các luồng đường sông chính ở đồng-bằng sông Hồng thường bắt đầu từ cảng Hải-Pḥng về Hà Nội theo hai tuyến: Hải-Pḥng - Hà Nội qua sông Đuống, có sử-dụng nhiều nhánh của sông Thái B́nh dài 150 km, và Hải-Pḥng - Hà Nội theo sông Luộc qua Quư Cao, dài hơn tuyến trên 65 km nhưng dễ đi hơn v́ ít băi cạn. 

H́nh 33. Hệ-thống Đường Sông, Đường Bộ ở Miền Bắc VN

 

Ngoài ra, trục Cẩm Phả - Hạ Long, Phả Lại - Hà Bắc dài 459,5 km đóng vai tṛ quan-trọng trong việc vận-chuyển than lên Thái Nguyên và sắt theo hướng ngược lại. Nói chung tàu thuyền đều có thể ngược ḍng sông Hồng lên đến Việt Tŕ và xa hơn, hoặc theo sông Thao lên Yên Bái, hoặc theo sông Lô lên Đoan Hùng, theo sông Đà lên Ḥa B́nh. Ở ven biển có tuyến Quảng-Ninh - Móng-Cái.

Các cảng sông góp phần tích-cực vào sự phát-triển của các thành-phố hay thị xă. Các cảng chính là Hà Nội, Hải-Pḥng, Cống Câu (Hải-Hưng), Hồng Gai (Hạ-Long), Thái B́nh, Ninh B́nh, Nam Định, Hồng Vân (Hà Tây), Việt Tŕ, Phú Thọ và Ḥa B́nh.

Tổ-chức vận-tải trong đồng-bằng sông Hồng theo quy mô công-nghiệp đóng vai tṛ quan-trọng trong thời chiến với các xà lan có trọng tải 500-1000 tấn, di chuyển thành đoàn do các tàu đẩy. Gần đây vận-tải đường sông có phần bị coi nhẹ (trừ việc vận-chuyển than, vật-liệu xây-dựng và một số mặt hàng nặng), luồng lạch có đoạn bị ứ bùn do không được nạo vét thường xuyên. Các cảng sông, v́ vậy, làm việc không đạt công-suất đă thiết kế [61].

Cục Đường Sông cho biết: hiện nay mới có 11.400 km sông tàu thuyền đi lại được trong tổng số 41.900 km. Các cơ quan chức năng lại chỉ quản lí 800 km sông. Trên các tuyến đường thuỷ, t́nh trạng khai thác xô bồ, tuỳ tiện, dẫn tới không đảm bảo an toàn giao thông, phá vỡ môi trường sinh thái và mất trật tự an ninh xă hội. Ḍng sông bỗng trở thành "điểm nóng", cần được chính-quyền quan tâm cải-thiện.

 

 2.11 - Hải-Đảo Việt-Nam

Có nhiều điều lư-thú khi nghiên-cứu các đảo Việt-Nam. Giáo-sư Lê Bá Thảo đưa ra một số điểm đáng kể như sau đây:

Ven bờ biển nước ta có vô số đảo, rất nhiều đảo nhỏ diện-tích từ 0,5 km2, xuống đến 0,001 km2. Việc kiểm kê số lượng không dễ dàng, và do đó ta hiểu là tại sao lại có trường hợp không đồng-nhất về con số. Những công cuộc điều-tra mới nhất[62] cho thấy hệ-thống đảo ven bờ gồm có 2773 ḥn lớn nhỏ, diện-tích tổng cộng lến đến 1720 km, trong đó chỉ có 84 đảo có diện-tích từ 1 km trở lên (chiếm 3% tổng số) nhưng chúng chiếm đến 92,73% tổng diện-tích. Chỉ có 3 đảo có diện-tích trên 100 km và 24 đảo trên 10 km.

Vị-trí các đảo so với đất liền rất thay đổi: có đảo nằm gần sát bờ chỉ cách bởi một lạch triều như đảo Cái Bầu, nhưng cũng có một số đảo nằm cách bờ đến trên 100 km như Bạch-Long-Vĩ cách Hải-Pḥng 135 km. Xa hơn nữa là các đảo ngoài Hoàng-Sa và Trường-Sa.

Cũng như lănh-thổ trên đất liền, các đảo ven bờ của Việt-Nam nằm hoàn toàn trong ṿng đai nhiệt-đới ẩm gió mùa. Chế độ nhiệt của không khí và của nước biển quanh năm cao, lượng mưa hàng năm lớn.

Theo thống-kê mấy năm vừa qua, cả nước có 6 đảo lớn với số dân định-cư vượt quá 10 ngàn người. Vịnh Bắc-Việt chiếm 3 trong 6 đảo. Đó là các đảo Cái Bầu (trên 20,000 người), Cát Bà (trên 15,000 người và Cát Hải (trên 13,000 người), Các đảo kia, lớn nhất là Phú Quốc (trên 50,000 người), Phú Quư (khoảng 18,000 người) và Lư Sơn (trên 16,000 người).

Đảo có số dân khá nhiều là Cô Tô, chừng 2500 người. Đảo đang trong chương-tŕnh tái định-cư là Bạch-Long-Vĩ và Cồn Cỏ. Có đến hơn 1000 đảo hiện chưa có tên v́ kích-thước quá nhỏ và thường không có người cư-ngụ.

Các đảo có điều-kiện thuận-lợi nhất cho sự định-cư [63] thông-thường là các đảo (hay cụm đảo) có diện-tích lớn, có đất trồng, lớp phủ rừng và nước ngọt và tất nhiên có khả-năng có cảng cho tàu thuyền cập bến. Những đảo có vị-trí nằm cạnh các ngư trường lớn cũng lôi kéo các ngư-dân đến định-cư.

 

2.12 - Địa-chất Các Đảo ven biển Vịnh Bắc-Việt

Cũng theo Giáo-Sư Lê Bá Thảo về mặt phân bố, mật-độ các đảo cao nhất Việt-Nam nằm ở ven biển những tỉnh Quảng-Ninh và Hải-Pḥng: chúng chiếm đến 83,7% về số lượng và 48,9% về diện-tích toàn-thể các đảo Việt-Nam.

Theo website tự giới-thiệu của tỉnh Quảng-Ninh, Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa h́nh độc đáo. Hơn hai ngh́n ḥn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp. Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bane Sen, lại có đảo chỉ như một ḥn non bộ. Có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng đại h́nh Karst bị nước bào ṃn tạo nên muôn ngh́n h́nh dáng bên ngoài và trong ḷng là những hang động kỳ thú. Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những băi bồi phù sa c̣n những băi cát trắng táp lên từ sóng biển. Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho công nghệ thuỷ tinh (Vân Hải), có nơi thành băi tắm tuyệt vời (như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vùng...)[64]

Các đảo trong từng vùng biển có đá cấu-tạo gần như cùng loại với các đồi núi nằm ven biển trên đất liền v́ trong thực-tế, chúng là phần ŕa của lục-địa bị nước biển tràn ngập từ giữa thời Plêistoxen cho đến nay. Ở Đông-Bắc vịnh Bắc Bộ, tương ứng với phần bắc tỉnh Quảng-Ninh (tỉnh Hải-Ninh cũ), các đảo quan-trọng là Cái Chiên, Vĩnh Thực, Cái Bầu, quần-đảo Cô Tô, Thanh Lam được cấu-tạo bằng đá trầm-tích và trầm-tích biến-chất. Trong khi đó, nhóm đảo thứ hai tại khu-vực các vịnh Bái-Tử-Long và Hạ-Long ở về phía Nam của tỉnh, được cấu-tạo bằng đá vôi.

 

 

H́nh 34. H́nh-ảnh Sinh-hoạt ở Đảo Cát Bà

 

 

H́nh 35. H́nh-ảnh thơ mộng của các đảo Hạ-Long qua nét vẽ của một ngướ Pháp cách nay hơn một thế-kỷ.

 

Các đảo và quần-đảo thuộc hai nhóm này tuy cùng nằm trong vùng biển phía bắc Vịnh Bắc-Việt, cùng chịu chung những tác nhân ngoại lực như nhau với các điều-kiện khí-hậu tương-tự; nhưng địa-h́nh của chúng lại khác nhau:

(1) Các đảo đá trầm-tích hoặc trầm-tích biến chất có địa-h́nh là những quả đồi với sườn dốc thoai thoải.

(2) Các đảo đá vôi có h́nh-thể hiểm trở hơn nhiều do quá tŕnh ḥa tan và gậm ṃn của nước. Thêm vào đó, lại có sự sụp đổ từ ngoài trên các sườn. Tính kỳ ảo của Vịnh Hạ-Long như là một kỳ quan của thế-giới, đă được UNESCO[65] công nhận, chính là phụ thuộc vào đặc-tính của núi đá vôi [66].

Các đảo ven bờ được cấu-tạo bởi vật-chất bở rời chỉ thấy ở các cửa sông, ở ŕa đồng-bằng sông Hồng[67] Đảo Đ́nh Vũ ở Hải-Pḥng là một thí-dụ. Bề mặt của các đảo này chỉ cao trên mặt nước biển khoảng 2-3m, bị chia cắt bởi các lạch triều và có h́nh dạng thay đổi tùy theo sự công phá của sóng biển.

Đảo Ḥn Mê (Tỉnh Gia, Thanh Hóa) có đỉnh cao 251 m sườn dốc hoặc rất dốc mặc dù như thường thấy ở miền nhiệt-đới, ngay ở chân sườn đổ xuống biển bao giờ cũng có một riềm đá vụn hoặc trầm-tích có bề mặt nằm ngang hoặc rất thoải bao bọc.

 

2.13 - Số lượng các Đảo Vịnh Bắc-Việt

Như đă được đề-cập ở đoạn trên, số đảo ven biển Quảng-Ninh và Hải-Pḥng chiếm tới 83.7% tổng-số đảo toàn-quốc. Nếu số lượng hải-đảo kiểm-kê năm 1995 trong đề-tài KT-03-12 được kể là chính xác, tổng số đảo Việt-Nam trong Vịnh Bắc-Việt gồm có:

- 2,321 đảo ngoài khơi Quảng-Ninh Hải-Pḥng.

- đảo Bạch-Long-Vĩ ở giữa Vịnh Bắc-Việt.

- hàng chục đảo cùng cồn cát ở ngoài khơi vùng châu-thổ các Sông Hồng, sông Thái-B́nh và phụ-lưu của nó. Các đảo này do phù-sa và ḍng nước sông, biển tạo thành; hôm nay hiện ra, ngày mai mất đi (phù-đảo). 

- ḥn Nẹ, ḥn Nghi Sơn và quần-đảo Ḥn Mê với các ḥn Vang, ḥn Vát, ḥn Bong, ḥn Gác, ḥn Đó ngoài khơi Thanh-Hóa.

- đảo Ḥn Mát và những ḥn đảo nhỏ hơn như Ḥn Niêu (Ḥn Ngư), Ḥn Tuần ngoài khơi Nghệ-An.

- đảo Cồn Cỏ ngoài khơi Quảng-Trị.

Cộng lại, số lượng đảo Vịnh Bắc-Việt phía Việt-Nam không dưới con số 2340 đảo lớn nhỏ[68]. Với một con số đảo quá nhiều như vậy, chúng tôi chỉ có thể lược-duyệt h́nh-thể một số đảo đặc-biệt quan-trọng ở đây mà thôi.

 

2.14 - Đảo Bạch Long Vi

Tọa-độ: 20 độ 08’ vĩ-độ Bắc, 107 độ 43’ kinh-độ Đông.

Đảo Bạch Long Vĩ nằm gần trung-tâm vịnh Bắc-Việt, cách đất liền nước ta khoảng 110 km, cách đảo Hải-Nam (Trung Hoa) khoảng 130 km, cách đảo Cát Bà khoảng 95 km và cách thành-phố Hải-Pḥng khoảng 13km về phía Đông Nam.

 

 

H́nh 36. Đảo Bạch Long Vĩ

 

Đảo Bạch Long Vĩ có chiều dài 4.5 km, chiều ngang nơi rộng nhất là 1.6 Km, diện-tích 250 ha (2.5km) với chứng 1,000 dân-cư. Điểm cao nhất của đảo là 62 m. Biên-độ thủy triều trong vùng biển này tăng đến mức tối-đa 3,76 m.

Đây là một khu bảo-tồn biển. Tổng diện-tích là 550 ha, trong đó diện-tích đảo nổi là 250 ha và diện-tích mặt biển là 300 ha[69], ấn-định vào năm 1995. Sau đó, Ngân-hàng Phát-triển Châu Á (Asian Development Bank, ADB 1999) đề-nghị tăng diện-tích lên 90,00 ha, trong đó diện-tích đảo nổi là 250 ha và diện-tích mặt biển là 89,750 ha.

Đảo Bạch Long Vĩ là một trong những vị-trí chiến-lược quan-trọng nhất của Miền Bắc-Việt-Nam. Đảo đứng đơn-độc, trong phạm-vi bán kính rộng tới 75 km không c̣n một ḥn đảo nào khác. Đảo được trang-bị radar viễn-thám, là nơi cặp bến sửa chữa cho các thuyền đánh cá xa bờ. Kể từ ngày 13-8-1999. một trạm viễn-thông qua vệ-tinh (VSAT) đă được thiết-lập để giúp cho việc thông-tin liên-lạc với Hải-Pḥng được dễ-dàng hơn[70].

 

 

Hinh 37. Cầu tàu đă được xây-cất tại đảo Bach-Long-Vĩ

 

2.15 - Đảo Trà Cổ và vùng Hải-biên

Phía Đông của Mũi đất Trà Cổ (Kinh-độ 108 độ 03 phút 18 giây) là hải-giới hiện nay của Việt-Nam và Trung-Hoa.

Trà Cổ trước đây là một ḥn đảo sát bờ biển Móng-Cái. Do tác-dụng của phù-sa và ḍng nước biển bồi đáp, eo biển hẹp dần rồi biến mất. Trà Cổ ngày nay đă trở thành một bán-đảo, có đường chạy dọc băi biển nối với thị-trấn Móng Cái.

 

 

H́nh 38. Cầu Biên-giới Bắc-Luân  

 

 

H́nh 39. Đầu thế-kỷ 20, Trà-Cổ là một ḥn đảo, nay hầu như đă dính với bờ 

 

Bán đảo Trà Cổ có chiều dài khoảng 16 km, chiều ngang chỗ rộng nhất khoảng 2 ki–lô–mét. Bán đảo gồm có hai xă :Trà Cổ và B́nh Ngọc. Dải cát trắng mịn lộng gió này là một băi biển tuyệt đẹp, theo một số người có lẽ chỉ thua băi biển Song-Tử Tây ngoài Trường-Sa.

Thị xă Móng Cái nằm sát biên giới cách băi biển Trà Cổ 7 km, đối-diện với thị-trấn Đông-Hưng của Trung Hoa. Chiếc cấu Bắc Luân nối liền hai bên[71]

 

2.16 - Đảo Cồn Cỏ

Tọa-độ::17 độ 10’ vĩ-độ Bắc, 107 độ 20’ kinh-độ Đông

Đảo Cồn Cỏ cách bờ biển tỉnh Quảng Trị vào khoảng 25 km. Đảo gần tṛn, có mũi nhọn hướng Đông Bắc. Diện-tích 350 ha (3.5 km2). Cửa Vịnh Bắc-Việt được 2 chính-quyền Việt-nam và Trung-Hoa thoả-thuận đóng ở đây . Khoảng cách Cồn Cỏ đến Mũi Oanh Ca đo được 119 hải-lư (220 km).  

 

 

H́nh 40. H́nh-thể đảo Cồn Cỏ  [72]

 

Đảo Cồn Cỏ là một trong 16 khu bảo-tồn biển từ năm 1998. Năm 1999, việc đề xuất thành lập khu bảo-tồn biển đảo Cồn Cỏ lại được Ngân-hàng Phát-triển Châu Á (ADP 1999) nhắc lại trong kế-hoạch xây-dựng hệ thống khu bảo-tồn biển Việt Nam. Diện-tích khu bảo-tồn được đề-nghị là 2,490 ha, trong đó vùng biển có 2,140 ha và vùng đất liền trên đảo là 350 ha.

Đảo Cồn Cỏ có hai quả đồi thấp, cao tới 63 m và 37 m. Vùng ngập triều đặc trưng bởi băi cát hẹp, bị các mỏm đá chia cắt Vùng đất liền có các lớp bazan, bao phủ bởi xác san-hô và các trầm-tích xốp.Vùng nước biển xung quanh Đảo Cồn Cỏ phía bờ chỉ sâu tới 15-20 m, nhưng phía Đông, đáy biển sâu đến hơn 30 m.

 

2.17 - Đảo Hải-Nam

Chúng tôi dành mấy đoạn ngắn sau đây để nói vài điều tổng-quát liên-hệ đến Hải-Nam, đảo của Trung-Hoa nằm ở phía Đông Vịnh Bắc-Việt.

Hải-Nam là một tỉnh-đảo, dân-số 7,870,000 người (2001), diện-tích 33,940 km2 (13,100 sq mi), nằm cách bờ biển Lôi-Châu, Quảng-Đông bằng eo biển Quỳnh-Châu. Eo này rộng chừng 16 hải-lư (30 km). Hải-Khẩu (Haikou) là thủ-đô và thành-phố lớn nhất. Mặc-dù Trung-Hoa thường đưa ra những con số thống-kê lớn về dân Hán, nhưng thổ-dân sắc-tộc Lí (1,000,000 người, Miêu (50,000 người) và Hồi vẫn c̣n sinh-sống đông-đảo khắp đảo, cả trên vùng núi non.

Những dân bản-địa này c̣n giữ sắc-thái riêng, ít bị Tàu-hóa. Những khu-vực tự-trị nằm ở miền Trung và miền Nam của đảo, gồm có:

- 5 quận dành cho người Lí,

- 2 quận cho người Lí và Miêu sống chung với nhau

- 4 thị-trấn dành cho người Lí

- 1 thi-trấn cho người Lí và Miêu sống chung với nhau.

Người Hán thường thích sống tập-trung ở thành-thị, mật-độ cao tại các thi-trấn vùng Bắc và vùng duyên-hải miền Nam của đảo.

 

 2.18 - Ư-nghĩa Địa-danh

Cũng như nhân-danh, địa-danh mang ư-nghĩa chân-thực của vùng đất mà nó mang tên. Hải-Nam mang tên này v́ nó là hải-đảo nằm ở cực Nam nước Trung Hoa. Lại xem-xét bản-đồ Hải-Nam, người ta thấy tên Tian-Ya-Hai-Jiao (Thiên-Nhai Hải-Giác). Địa-danh này nằm gần thị-trấn Sanya có nghĩa là chân trời góc biển.[73]

Lănh-thổ và hải-phận Trung-Hoa rơ-ràng được xác-định giới-hạn ở đây là tận cùng phía Nam của đất nước họ.

 

H́nh 41. Bản-đồ đảo Hải-Nam. Lưu-ư hai địa-danh Đông-Phương (Dongfang) và Thiên-Nhai Hải-Giác (Tian-Ya-Hai-Jiao)

 

Sản-phẩm chính của đảo là cao-xu, hải-sản. Ngoài ra có gạo, đường, thuốc lá, cà-phê, trái cây. Sinh-hoạt mới nhất đang làm thay đổi bộ mặt Hải-Nam là kỹ-nghệ dầu khí. Những nhà máy, những đường ống dẫn khí đốt đă bao trùm khắp đảo. Sự xây-dựng cơ-sở này đi theo nhiều kế-hoạch bành-trướng hải-phận trong Vịnh Bắc-Việt và luôn cả chiến-lược lớn vùng Biển Đông.

 

H́nh 42. Cảnh núi non trên đảo Hải-Nam

 

Đối với người Việt-Nam chúng ta muốn t́m-hiểu đảo Hải-Nam, tài-liệu ngắn ngủi[74] sau đây được các hăng dầu lửa ghi-nhận thực-sự là kiến-thức quan-trọng: Hải-Nam là tỉnh nhỏ nhất của Trung-Hoa, nhưng sở-hữu tới 44.6% diện-tích của toàn-thể hải-phận nước này.

H́nh 43. Hệ-thống Khai-thác Dầu-khí của Trung-Hoa trong khu-vưc Hải-Nam. Lưu-ư vị-trí các mỏ khí đốt lớn hướng về phía Bắc-Việt / Hoàng-Sa.

 

Chúng tôi xin chép nguyên-văn bản tin đó trong phần phụ-chú (footnote) để độc-giả tiện truy-cứu[75].

 

2.19 - Những đảo khác của Trung-Hoa trong Vịnh Bắc-Việt

Ngoài Hải-Nam và những “phù-đảo” không có tính cách vững bền nằm gần những cửa sông, người ta chỉ thấy phía Trung-Hoa có hai đảo nữa trên bản-đồ là Vĩ-Châu và Xê-Giang trong Vịnh Bắc-Việt.

Đảo Vĩ-châu h́nh bầu dục gần như tṛn chiều dài chừng 11km, có một vịnh cặp tàu thuyền rất tốt ở phía Nam. Đảo Xê-Giang nhỏ hơn nhiều, gần như h́nh chữ nhật 3x4Km. Hai đảo này không có đặc-điểm kinh-tế ǵ quan-trọng, thường là trạm đừng chân của dân đánh cá Trung-Hoa. Đảo Vĩ-Châu nằm gần mũi đất Bắc-Hải (Quảng Tây), Xê-Giang (Xe-Yang) gần Lôi-Châu, Chúng cách bờ biển 25 hải-lư - Khoảng 45 Km. 

 

2.20 - Những cảng Trung-Hoa Vùng Vịnh Bắc-Việt.

            Hiện nay, Trung-Hoa đang cải-tiến các hải-cảng trong khu-vực Vịnh Bắc-Việt như hai cảng Pḥng-Thành, Bắc-Hải thuộc Quảng Tây và cảng Dương-Bộc thuộc Hải-Nam.

            Cảng Pḥng-Thành nằm về phía Tây của Vịnh Khâm-châu. Hàng hóa chính xuất nhập gồm có: ngũ cốc, phân bón, mía đường, sắt thép, xi-măng, gỗ, than đá , quặng mỏ, vật-dụng cho nông ngư-nghiệp.

            Cảng Bắc-Hải lớn hơn, cũng như cảng Pḥng-Thành là cửa ngơ chính của Khu Tư-Trị Chuang vùng Nam-Ninh mở ra biển. Hàng hóa chính xuất nhập gồm có: lúa gạo, trái cây, hải-sản, gỗ, phân bón, hàng gia-dụng, các loại pháo, pháo bông...

            Cảng Dương-Bộc nằm ở phía Tây đảo Hải-Nam, lúc trước đây là ngư-cảng, nay đang bành-trướng để trở thành một hải-cảng. Cho dù tiện-nghi như nước ngọt chưa được cung-cấp đầy đủ nhưng cảng đă bắt đầu tiếp-nhận các tàu dầu và tàu chở khí đốt cặp bến.

 

 

H́nh 44. Vị-trí những Hải-cảng Pḥng-Thành, Bắc-Hải, Dương-Bộc và đảo chính phía Trung-Cộng. Hải-Khẩu làmột cảng nữa của Trung-Hoa nằm xa hơn về phía eo biển Lôi-Châu.

 

H́nh 45. Sơ-đồ xây-dựng cảng Pḥng-Thành

 

 

H́nh  46. Sơ-đồ Cảng Bắc-Hải[76]

           

            Nói chung những cảng biển của Trung-Hoa chưa đạt tiêu-chuẩn của các thương-cảng lớn, nhưng đă dư thừa khả-năng yểm-trở kỹ-thuật hạm-đội đánh cá hùng-mạnh của họ. Trong tương-lai, những cảng biển này sẽ càng thêm quan-trọng v́ các hoạt-động đang gia-tăng của Trung-Hoa trên Biển Đông, đặc-biệt là trong Vịnh Bắc-Việt. Ưu-điểm của những cảng biển của hai tỉnh Quảng-Tây và Hải-Nam vượt trội các cảng của ta thuộc tỉnh Hải-Ninh v́ tầm nước ra vào sâu hơn, ít bị cát bùn bồi lấp và cũng kín gió hơn. Tuy nhiên, nhu-cầu phát-triển các cảng cũng lệ-thuộc vào t́nh-trạng phát-triển của vùng hậu-cảng. Trọng hiện-trạng, cảng Hải-Pḥng của Việt-Nam vẫn c̣n chiếm hàng đầu trong Vịnh Bắc-Việt.

 

 

H́nh 47. Bản-đồ hải-cảng Dương-Bộc với những tiện-nghi hải-cảng đang thành h́nh

 

2.21 - Vịnh Bắc-Việt, nơi “Đầu sóng Ngọn gió”

            Đi biển khi sóng to gió lớn, tàu thuyền mong vào được trong vịnh để neo bến nghỉ-ngơi. Có người tưởng Vịnh Bắc-Việt như một vùng kín gió v́ Vịnh không những nằm khuất sau đảo Hải-Nam lại c̣n được bao quanh bởi các tỉnh Quảng Đông, Quảng-Tây ở phía Bắc và một nửa lănh-thổ Việt-Nam về phía Tây và Tây-Nam. Thật ra đây là khu-vực “đầu sóng ngọn gió”.

Thoạt nh́n trên bản-đồ tỷ-lệ nhỏ, người ta thường không ư-thức rằng Vịnh Bắc-Việt bao trùm một không-gian rộng tới trên dưới 300km mỗi chiều, kích-thước này đủ lớn để vùng trung-tâm của nó không được bờ biển che-trở. Hơn thế nữa, hướng mở cửa của Vịnh lại quay đúng về hướng thổi tới của các trận băo nhiệt-đới là hướng Đông-Nam. Địa thế của Vịnh như vậy không khác ǵ một cái phễu hứng trọn những cơn thịnh-nộ của biển trời. Trung b́nh hàng năm Việt Nam chịu ảnh hưởng của từ 4 đến 6 cơn băo. Hơn một nửa số đó thổi vào Vịnh Bắc-Việt.

 

2.22 – Diễn-tiến Cơn Băo-tố

Băo-tố có mùa. Băo Biển Đông hay đại-phong (typhoon) là băo nhiệt-đới, thường xảy ra những lúc giao mùa, nhất là từ tháng 7 đến tháng 10. Băo giảm đi từ tháng 11 nhưng cũng vẫn c̣n đến tháng 12. Tuy vậy, vào giữa mùa gió Đông-Bắc, băo làm biển trở nên động dữ dội hơn và kéo dài trong nhiều ngày. Hải-hành trên Biển Đông thường nguy-hiểm khi gió mùa Đông-Băc thổi mạnh, sóng cao nhiều thước.

Sau khi thành-lập, băo thường di-chuyển hướng Tây, nhưng rồi chuyển dần lên hướng Đông-Bắc nên Nam-phần không mấy khi bị băo lớn tàn-phá. Có tới chừng 1 phần 3 các trận đại-phong đi từ Thái-b́nh-Dương thổi về, qua Trường-Sa và Hoàng-Sa, tiến vào bờ biển Trung-Việt và vịnh Bắc-phần.

Khi băo xuất-hiện, ta thấy các hiện-tượng như sau: Trời oi bức, khí áp xuống nhanh. Trên bầu trời xuất hiện những mây cao bay nhanh như bó lông (cirrus panachés.) Vài giờ sau bầu trời bị che phủ bởi một lớp mây rất mỏng (cirro status), mặt trời chung quanh có quầng, rồi dần dần bầu trời trắng nhạt. Sau đó đến lượt những mây thấp có h́nh vẩy cá (cirro cumulus.) Rồi đến một lớp mây đen, dày cao lối 3,000m (altostatus), tất cả bầu trời trở nên u ám; mưa bắt đầu rơi, gió thổi, khí áp xuống nhanh. Trần mây thấp dần xuống (50 - 100 mét), mây bay nhanh, gió thổi mạnh từng cơn, mưa nặng hạt, băo đă tới ...

Cường-độ gió băo thông-thường vào khoảng từ 50 gút đến 90 gút, đôi khi vượt quá 100 gút. Cơn băo kéo dài nhiều tiếng đồng-hồ. Khi sấm sét đă xuất hiện, gió yếu dần th́ có thể coi như cơn băo đă qua...

 

 

H́nh 48. Số lượng những trận băo mọi loại thổi vào Việt-Nam 53 năm (1945 -1998). Chia ra những tháng trong năm[77]

 

2.23 – Vùng Băo Lụt:

Băo và lụt là các thiên-tai lớn nhất đe dọa nước ta, nhất là ở miền Bắc và miền Trung Việt-Nam, tổn-thất nhân-mạng có thể đến những mức độ khủng khiếp.

Theo Giáo-sư Nguyễn-Gia-Phụng[78], lư do chính v́ vị-trí địa-lư đặc biệt của nước ta. Trước hết nước Việt nằm ở phía Đông Nam của đại-lục Âu Á. Điều đó có nghĩa là nằm ở phía Tây của Thái B́nh Dương. Hằng năm, đến mùa nóng khô, nhiệt-độ đại lục lên cao, tạo thành những vùng hạ áp, trong khi đó biển Thái B́nh mát, nhiệt-độ thấp. Không khí sẽ di chuyển từ biển vào đất liền. Ngược lại, vào mùa lạnh, nhiệt-độ đại lục thấp, nhiệt-độ đại dương ấm, áp suất không khí thấp trên mặt biển, gió sẽ từ đại lục ra đại dương. T́nh trạng nầy tạo thành gió mùa hằng năm ở khu vực Đông nam Á.

Thứ nh́, Việt Nam nằm ở vùng giữa hạ chí tuyến (23 độ 27 phút Bắc) và xích đạo (0 độ). Quanh năm, xích đạo nóng ấm, gió từ hạ chí tuyến thổi về xích đạo. Theo luật Coriolis, do việc quả đất tự chuyển động quanh một trục tưởng tượng từ Đông sang Tây, tất cả các động tử di chuyển trên quả đất đều bị lệch hướng đối với hướng ban đầu về phía tay mặt ở Bắc bán cầu, và phía tay trái ở nam bán cầu. Việt Nam nằm ở bắc bán cầu. Do đó, quanh năm, gió từ đại lục phía bắc thổi xuống hay từ hạ chí tuyến thổi đi, nghĩa là gió của cả hai mùa, đều bị lệch hướng về phía tay mặt, có nghĩa là đều chĩa vào Việt Nam. Khi gió di chuyển, gió mang theo mây và sẽ tạo mưa khi có những điều-kiện nhiệt-độ thuận tiện.

Hàng năm những trận băo biển và gió mùa Tây Nam đă gây nên những trận mưa lớn ở miền thượng du cũng như đồng bằng miền Bắc. Băo tố mang gió to làm sụp đổ nhà cửa, băo-tố cũng mang mưa lớn làm lụt lội, làm đất trùi… Ở Việt-Nam, người chết v́ lũ lụt trong quá khứ nhiều hơn tất cả các loại thiên-tai khác.

Tiến-sĩ Trần Tiễn Khanh và Nguyễn Khoa Diệu-Lê (10/2001) cho biết rằng nguyên nhân chính của lũ lụt ở Sông Hồng nói riêng và miền Bắc nói chung là những trận mưa lớn ở thượng lưu và vùng đồng bằng. Các nguyên nhân khác như nạn phá rừng chỉ có thể làm lũ lụt trầm trọng hơn mà thội. Những trận mưa lớn do các cơn băo biển Đông và gió mùa Tây Nam gây nên.

Khi bàn về lũ lụt ở miền Trung, hai tác-giả trên kết-luận rằng nguyên nhân chính là do những trận mưa lớn ở thượng lưu và vùng đồng bằng. Các nguyên nhân khác như nạn phá rừng làm lũ lụt trầm trọng hơn. Những trận mưa lớn do các cơn băo biển Đông và gió mùa Đông Bắc gây nên.[79] Ngoài ra, các sông ng̣i ở miền Trung không có hệ thống đê để ngăn lũ. Miền Trung cũng không có các hồ chứa nước lớn ở vùng thượng lưu để giảm thiểu lũ lụt ở vùng đồng bằng. Các khu đông dân cư ở hai bên bờ sông đành chịu ngập tràn mỗi khi có mưa to.

Trong thời-gian-qua, những dân-cư mới được đưa đến định-cư thường chịu thiệt-hại nhân-mạng hơn người địa-phương v́ họ không có đủ kinh-nghiệm đề-pḥng thiên-tai về băo-lụt

 

H́nh 49. Đường di-chuyển tiêu-biểu của một trận băo thổi vào Vịnh Bắc-Việt, ghi nhận bởi Đài Khí-Tượng Hồng Kông.

 

2.24 - Những hiện-tượng thiên-nhiên khác.

Ngoài băo-táp là thiên-tai khủng-khiếp nhất, các vùng đất Đông-Nam-Á nằm ngoài đại-dương c̣n trải qua một số các thiên-tai khác như, động đất, núi lửa, đất trùi, sóng thần v.v... May mắn cho dân-cư Việt-Nam sống cạnh vùng vịnh Bắc-Việt nông cạn không gặp nhưng tai-nạn này.

Nói riêng về động đất, thỉnh thoảng có một vài trận với cường độ vừa phải đă xảy ra, nhưng hầu như chưa gây thiệt hại nào đáng kể. Tuy vậy người dân thủ-đô Hà-Nội, v́ nằm trên một đường gấp của địa-chất, cũng nên lưu-tâm đến kiến-trúc nhà cửa để khi địa-chấn xảy ra, đỡ bị thiệt-hại. Trong hai trận động đất gần đây, ngoài một lần ở Lai-Châu th́ có một lần nữa đă xảy ra ngoài Vịnh Bắc-Việt, trong vùng bờ biển giữa Quảng Tây và Hải-Nam, cường-độ lên tới 6.1 trên địa-chấn-kế Richter. Hàng trăm người bị thương-tích, nhưng may mắn không có ai thiệt-mạng.

Trở về quá-khứ người ta thấy Bắc-Việt chỉ bị những lần động đất nhẹ ghi trong sử sách. C̣n đảo Hải-Nam, nền đất tương-đối cũng bền vững. Địa-chấn lớn nhất trong cận-đại xảy ra năm 1605 với cường độ 8.0. Phía Đông Hải-Nam có thể họa hoằn bị ảnh-hưởng của sóng thần tàn-phá v́ quay ra phía biển sâu. Trung-b́nh đảo này chịu đựng 6 cơn băo theo thống-kê 50 năm qua, tương-đương như Viêt-Nam.

 

2.25 – Thủy-triều Vịnh Bắc-Việt

Thủy-triều trong vùng Biển Đông cũng như nhiều nơi khác trên thế-giới, rất phức-tạp. Có sự biểu-hiện đồng- thời của 4 loại thủy-triều khác nhau trên những đoạn bờ biển khác nhau của Việt-nam như sau.

- Chế-độ nhật-triều: Quan-sát thấy rơ nhất ở đoàn từ Ḥn Gai về đến Đồ Sơn. Càng lên phía bắc cũng như càng xuống phía nam, thủy-triều càng giảm tính thuần nhất .

- Nhật triều không đều: Từ nam Đồ Sơn đến nam Thanh Hóa, nếu nhật triều c̣n chiếm 2/3 số ngày trong tháng th́ ở ven biển Nghệ Tĩnh, số ngày đó chỉ c̣n chiếm già nửa tháng, và như vậy là đă xuất hiện nhật triều không đều.

- Chế độ bán nhật triều: Đoạn Quảng B́nh - Quảng Trị đă thấy có chế độ bán nhật triều không đều. Riêng ở bờ biển Thừa Thiên, bán nhật triều khá đều và là đoạn duy nhất ở Việt Nam có chế độ ấy.

- Tính chất bán nhật triều lại chuyển dần sang nhật triều không đều: Từ bờ biển Quảng Nam xuống đến bắc Nam-phần. Từ đó trở đi đến mũi Cà Mau, chế bán nhật triều lại trở nên rơ rệt nhưng ở vịnh Thái Lan th́ đă có nhật triều không đều và đều.   Do ảnh hưởng của địa thế, từ vịnh Bắc phần xuống tới Phan Thiết, thủy triều có biên độ một thước rưỡi và mỗi ngày lên xuống một lần. Từ Vũng Tàu xuống tới Mũi Cà Mau, thủy triều lên xuống mỗi ngày hai lần và có biên độ trung b́nh gần hai thước.

            Đồ-Sơn[80] là một bến quy-chiếu chính trong bảng Tide Table. Người ta dùng các yếu-tố thủy-triều Đồ-Sơn để điều-chỉnh lại và tính toán ra cao-độ và giờ giấc thủy-triều các bến dọc theo Vịnh Bắc Việt, trải dài từ đảo Cái Bầu, Hải-Pḥng, Ḥn Me đến cửa Nhật-Lệ và ra ngoài xa đến đảo Bạch-long-Vĩ. Thủy-triều này là loại nhật-triều hay c̣n gọi là toàn-nhật (diurnal.).

Tại duyên-hải Quảng Ninh, nhờ lớp đảo che chắn nên sóng gió không lớn như vùng biển Trung Việt. Chế độ thuỷ triều ở đây là nhật triều điển h́nh, biên độ tới 3-4m. Nét riêng biệt ở đây là hiện tượng sinh "con nước" và thuỷ triều lên cao nhất vào các buổi chiều những tháng mùa hạ, buổi sáng các tháng mùa đông những ngày có con nước cường. Trong vịnh Bắc Bộ có ḍng hải lưu chảy theo phương bắc nam kéo theo nước lạnh lại có gió mùa Đông Bắc nên đây là vùng biển lạnh nhất nước ta. Nhiệt độ có khi xuống tới 13oC.[81]

 

 

H́nh 50. Một đường biểu-diễn cao độ của thủy-triều trong một tháng.

 

2.26 - Hang Động Quanh Vịnh Bắc-Việt

            Chương Địa-Lư Thiên-nhiên này chấm dứt bằng một đoạn mô-tả một đặc-điểm thiên-nhiên đầy màu sắc nữa của vùng đất bao quanh Vịnh Bắc-Việt:.hang động.

            Người ta thấy ở miền Bắc Việt-Nam hàng ngàn hang động nổi tiếng từ thời thượng-cổ như: Hương Tích, Bích động, các động Thủy Liêm, Hoàng Thiên, Giao Long, Tam Thanh, Huyền Khung, Kỳ Duyên... Những Nam Thiên đệ nhất động, Nam Thiên đệ nhị động v.v… đều nằm quanh vùng Vịnh Bắc-Viêt. Từ Thừa-thiên đi vào Nam, xứ ta tuy cũng nhiều đồi núi nhưng hang động thật sự hiếm hoi[82].

            Với người thường, hang-động  được hiểu là những kỳ-quan mỹ-thuật của tạo-hóa. Với những nhà khảo-cổ khao-khát t́m-hiểu, đó là các kho-tàng mang nhiều bí-mật quá-khứ. Họ  tin-tưởng vào cơ-hội được nh́n thấy những h́nh-ảnh ngày khởi-sự của thế-giới loài người và của cả thời khai-thiên lập-địa.

Xa xôi như tại Sơn La, những nhà thám-hiểm người Bỉ đang lập báo-cáo, sắp hoàn-tất về 22 hang động (1993-2003) với chiều dài tổng-cộng vượt quá 10km. Những Hang Dơi 1 (1435m), Hang Rắn (1717m), Nam Khum (1323m), Thi Dơi (1551m) là những hàng động tương-đối ngang bằng, c̣n Hang Bà Hoàng (Queen’s Cave) đặc-biệt rất sâu (-151m).

            Vùng gần biền, nguyên khu cố-đô Hoa-Lư Ninh-B́nh, thống-kê đă ghi-nhận 32 hang động cả nổi, cả ngầm dưới ḷng đất. Động Trăng Khuyết, động Con Moong, động Pḥ Mă, động Người Xưa... mỗi động có vẻ đẹp kỳ thú riêng. Những hang ở Tam Cốc là Hang Cả (Big Cave), Hang Hai (Second Cave) và Hang Ba (Third Cave) cũng như nhiều hang khác chứng tỏ toàn vùng đă từng nằm sâu dưới biển thời xa xưa. Đăc-biệt tại hang Con Moong trong rừng Cúc Phương năm 1976, Giáo-Sư Phạm Huy Thông đă t́m ra mắt xích nối những sinh-hoạt của tiền-nhân giữa hai thời-đại Đá Cũ và Đá Mới.  Nhiều cổ-vật như các cỗ quan-tài và dụng-cụ đồ đá có niên-đại từ 7,000 to 10,000 năm được t́m thấy[83].

Ngoài biển trong Vịnh Bắc-Việt, khu Hạ Long có trên 300 hang động. Với số lượng lớn, hang động Hạ-Long có trăm h́nh, ngh́n vẻ, muôn màu sắc. Đến nay qua 5 năm tu bổ (1994-1999), du-khách có thể tới thăm 7 hang đẹp và tiêu-biẻu nhất là: Bồ Nâu, Đầu Gỗ, Sửng Sốt, Thiên Cung, Mê Cung, Tam Cung, Trinh Nữ. 

            Chúng tôi không thể nói hết mọi chuyện hang-động quanh Vịnh Bắc-Việt. Vậy xin mời độc-giả xem những cuốn sách đặc-biệt nói riêng về hang động Việt-Nam. Sau đây là một trong những lời mở đầu, giới-thiệu “hấp-dẫn”:

Nguyên-do thiên-nhiên tạo-dựng đồi núi, hang động thật là kỳ-bí.  "Thế gian biến cải, vũng nên đồi!”, Trái Đất cựa ḿnh, xô đẩy những vùng đất mênh mông "lang  thang trên đại dương, để rồi một ngày nào đó khoảng nhiều trăm triệu năm trước, những cuộc "bang giao " kỳ diệu bằng sự "va đập" mang tính “hôn phối" của các bộ phận trong vỏ thạch quyển làm nảy sinh nhiều rặng núi thiêng liêng. Người ta c̣n nghĩ rằng ḷng đất vận động, mặt đất "thở" cũng tạo cho nhiều dăy núi được trồi dần lên từ ḷng biển... Đó là dăy Hy Mă Lạp Sơn (Hymalaya) quanh năm tuyết phủ, là dăy Trường Sơn dọc dài theo đất nước Việt Nam. Những ngọn núi lô xô như tiếng “thầm th́" của vũ trụ gọi tầng cao đổ xuống những cơn mưa, tạo nên các ḍng sông văn minh tràn vào cơi thế. Từ đó muôn loài nảy sinh và loài người với tư cách "nhân loại trung tâm” đă xác nhận về sự tồn tại của vũ trụ và mối t́nh thần thánh của trời cha đất mẹ. T́nh của trời với những giọt mưa lặng lẽ len lỏi theo ghềnh đá, thấm vào ḷng núi... để rồi "tí tách thời gian rơi" được tính bằng nhiều triệu năm mà theo ḍng trôi chảy tạo thành hang động cùng vẻ đẹp huyền thoại của nhũ đá.”[84]

 

 

Up