Up

 

Chương 3

Địa-Lư Nhân-Văn:

Văn-minh và Sinh-hoạt

 

3.1 – Tính-cách Bản-địa của dân Việt-Nam

            Thế-giới ngày nay nghĩ rằng Việt-Nam, hay lớn hơn chút nữa: Đông-Dương là sản-phẩm của sợ giao-tiếp giữa hai thứ văn-hoá lớn Trung-Hoa và Ấn-Độ. Tuy vậy hai nền văn-hoá này chỉ mới xâm-nhập quê-hương ta, khi đó chỉ bao quanh Vịnh Bắc-Việt, chừng hơn 2,000 năm trở lại đây. Nếu đem so-sánh với số tuổi của các nền văn-minh "nước" Hoà-B́nh/ Đông-Sơn khởi-sự từ mười ngàn năm về trước th́ văn-minh của cả hai nơi Tàu và Ấn đều trễ hơn rất nhiều.

            William Meacham cho rằng vào thời Băng-Đá, tức hơn một chục ngàn năm trước đây đă có dân cư-trú dọc bờ biển Đông-Á, vùng Nanhailand, Sundaland. Nay chỗ đó là Biển Đông. Họ là tiền-nhân giống Việt thích-nghi đặc-biệt với biển, hồ, sông, nước sau này. Giống dân bản-địa này gặp khi mực nước biển dâng lên làm ngập lụt nơi cư-trú, đă phải chạy theo các ḍng sông di-chuyển lên các vùng cao trong nội-địa. Lư-thuyết-gia William Meacham đă đưa ra h́nh-ảnh khá chi-tiết về sinh-hoạt đặc-thù hàng-hải của dân Việt trong bài "Origins and Development of the Yüeh Coastal Neolithic: A Microcosm of Culture Change on the Mainland of East Asia"[85]

C̣n người Tàu xuất-hiện ở Đông-Á rất trễ. Trong giai-đoạn đầu mới lập-quốc qua các đời Đường Ngu, Hạ; lănh-thổ Trung-Hoa nằm sát nguồn sông Hoàng-hà, c̣n rất nhỏ hẹp. Cho đến đời nhà Thương (1766-1050 Trước Tây-Lịch) nước Tàu tuy có mở lớn hơn nhưng cũng chỉ vào khoảng tối-đa mỗi chiều 400km x 300km, tức vài ba trăm dặm mỗi-chiều.[86] Cuốn sách “Chine Esprit et Société” của Speiser nghiên-cứu sự việc này. John King Fairbank cung cấp một bản-đồ, ước-lượng lănh-thổ đó vào khoảng 10, 000 km2.

H́nh 51. Địa-bàn sinh sống của các sắc dân vùng Hoa-Nam theo sử-liệu Trung-Hoa. Người Việt đông-đảo nhất, chiếm địa-bàn rộng răi, ph́-nhiêu nhất. (Bản-đồ Wiens[87] & Bản-đồ Fairbank[88])

 

Nước Tàu hồi đó ở xa với duyên-hải và người dân Trung-Hoa c̣n rất lạ lùng với biển cả. Cũng vào thời này, người Việt tuy chưa tạo được h́nh-thức quốc-gia chặt chẽ nhưng có lẽ đông đảo hơn người Tàu rất nhiều và đất đai họ chiếm ngự nhất-định bao-la rộng lớn, ít nhất cũng lớn gấp hàng chục lần so với nước Tàu nguyên-thủy.

 

3.2 - Những Sinh-hoạt khi Biển tiến.

            Trở lại với sinh-hoạt tiền-nhân lúc nước Biển Đông dâng lên làm ngập thềm lục địa. Họ đă phải dần dà, lần lượt di cư hoặc t́m cách lánh biển tiến. Theo Stephen Oppenheimer nói trong cuốn sách Eden In The East [89], có người lùi dần vào phía đất cao trong lục địa, có người đóng tàu đi biển, người ở lại th́ phải cất nhà sàn. Có thể một số nhỏ đă vượt biển, nhưng số đông chọn giải pháp đơn giản đối với họ là tiến vào chỗ đất liền gần nhất ; đối với cư dân vịnh Hạ Long, đó là vùng bờ biển Nam Bắc phần và Bắc Trung phần Việt Nam. Chủ nhân các văn hoá ven biển như Đa Bút, Quỳnh Văn, Bàu Tró, và cả Bàu Dủ, Sa Huỳnh do đó đều là những người Nam Đảo tị nạn biển tiến.

Khi duyệt sách trên, Ông Nguyễn Quang Trọng kể tiếp như sau: Riêng dân sống trên thềm lục địa biển vùng Đông Nam Trung Hoa, một số lùi vào phía Hong Kong trong lục địa, một số lên chỗ cao bên ngoài là đảo Đài Loan. Di tích xưa ở  Dapengeng bắc Đài Loan có gốm hoa văn thừng và hoa văn chải bằng "lược", cùng loại với nhiều di tích trên bờ biển Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam, và cư dân nơi ấy cũng ăn ṣ nhiều, cũng dùng chày đập vỏ cây. Ngựi sống trên lục địa này sau đó bị Hán hoá. Xem qua di tích khảo cổ, tại Đài Loan ngoài các di tích, thổ dân trên núi c̣n giữ tiếng Nam Đảo và một số phong tục đến bây giờ (thí dụ ăn trầu). Những di tích nầy được Trung Hoa xem như di tích của người "Yue"[90] (Việt) cổ.

Ngày nay các nhà khảo cổ đều đồng ư là cư dân nam Trung Hoa cổ, và thổ dân chưa bị lai hoàn toàn, không thuộc chủng tộc Hán. Cư dân vùng cực nam Trung Hoa (Quảng Đông và QuảngTây, Vân Nam, Quế Lâm) và cực bắc Việt Nam nói những thứ tiếng thuộc nhiều nhánh khác nhau của ngôn ngữ gốc Austric như Môn, Thái, Kadai, Yao, Miêu.[91]

Giúp cho phần tŕnh-bày được rơ ràng, Ông Nguyễn Quang Trọng c̣n cung-cấp một tấm bản-đồ chỉ những hướng đi của dân Nam-đảo.

Dưới đây là bản đồ và chú thích của tác-giả:

Bản đồ vùng Đông Nam Á lục địa, từ Nam Trung Hoa đến Trung Việt Nam. Bờ biển phía Đông (đường liên tục __ ) được thềm lục địa (độ sâu dưới 100 m, đường vẽ- - -) bọc bên ngoài đến tận đảo Đài Loan và Hải Nam. Những mũi tên chỉ hướng đi của dân nói tiếng Nam Đảo từ ngoài thềm lục địa di tản vào đất liền dọc bờ biển Bắc Việt khi vùng vịnh Hạ Long bị biển ngập.

 

 

H́nh 52. Địa điểm di tích các nền văn hóa:

1- Soi Nhụ; 2- Hạ Long; 3- Đa Bút; 4- Quỳnh Văn; 5- Bàu Tró; 6- Sa Huỳnh; 7- Hong Kong (cửa sông Châu giang); 8- Dapengeng; HB: Hoà B́nh.

2- Các di tích dọc sông Dương Tử: a- Sanxingdui, b- Pengtou; c- Diantonghuan; d- Hemudu.

 

            Là một nhà nghiên-cứu được biết nhiều trên mạng điện-toán, Ông Nguyễn-Văn-Tuấn đặc-biệt chỉ cho thấy nền-tảng vững chắc của những thuyết di-dân từ Đông-Nam-Á lên phía Trung-Hoa. Ông viết:

Mới đây thuyết Bắc-tiến c̣n có căn cứ khoa học vững vàng (dù lúc viết sách, ông Oppenheimer không biết đến), đó là: trong một bài báo khoa học quan trọng được công bố trên Tạp chí của Viện Hàn lâm Quốc gia Khoa học Mỹ (một tạp chí khoa học rất uy tín trên thế giới) , một nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Texas (Mỹ) và Viện Nghiên cứu Di truyền học[92] Trung Quốc cho thấy nguồn gốc của người Trung Hoa (và cả người Đông Á) rất có thể là do người từ Đông Nam Á di dân lên [11], chứ không phải ở Bắc di dân xuống Nam! Như vậy, cho rằng dân tộc Việt là xuất phát phát từ người Trung Quốc có thể là một ngộ nhận. Phải hiểu ngược lại th́ mới đúng![93]

 

3.3 - Liên-hệ Tŕnh-độ Văn-minh và Dân-số Bắc-Việt

            Buckminster Fuller, một nhà Toán-học và Địa-Lư, tác gỉả nhiều tấm bản-đồ “đồng-nhất tỷ-lệ”Dymaxion World Maps[94], tin rằng có thể t́m ra nguồn-gốc các nền văn-minh v́ sự liên-hệ đồng-thuận giữa tŕnh-độ văn-hóa, di-dân và mật-độ nhân-số[95]. Ông khảo-sát địa-lư thế-giới và đưa ra giả-thuyết là vùng duyên-hải Đông và Nam-Á với dân-số đậm đăc đă khởi-nguyên những nền văn-minh đầu-tiên của nhân-loại.

 

 

H́nh 53. Duyên-hải Đông và Nam-Á về diện-tích chỉ chiếm 5% địa-cầu nhưng có tới 54% nhân-loại (Buckminster Fuller’s Dymaxion World Map) - Lưu-ư địa-bàn dân Bách-Việt thời xưa chiếm tỷ-lệ lớn trong đó.

 

Địa-bàn dân Bách-Việt thời cổ không những bao bọc tới gần 40 phần trăm vùng "bờ nước châu Á" mà lại chiếm trọn khu-vực thuận-hảo nhất cho sự sinh-hoạt. Nếu thuyết Fuller chính-xác, nó cũng đưa đến các hệ-quả hiển-nhiên như sau:

- Bách-Việt một chủng-loại tương-đối đồng nhất có thể cũng là chủng đông đảo nhất nhân-loại trong các thiên-kỷ thứ 3 hay thứ 4 TTL. Ước-tính theo với tỷ-lệ của Fuller đưa ra, Việt-chủng có thể chiếm đến khoảng 15-20% nhân-số thế-giới. Hỗ-trợ cho thuyết này, thống-kê thời nhà Hán cho thấy đă có cả triệu người, chỉ nguyên tại châu-thổ sông Hồng bao quanh Vịnh Bắc-Việt (lúc đó c̣n hẹp) vào đầu công-nguyên.

- Vịnh Bắc-Việt và rộng hơn, Biển Đông của Việt-Nam là chiếc động-cơ một thời đă đẩy đưa cái nôi văn-minh loài người.

- Giống Việt có lẽ nắm vai tṛ độc-bá hàng-hải. Căn-cứ trên sử-liệu thời-kỳ đó người Á-Rập và Ấn-Độ chưa xuất-hiện trên biển.

            Hỗ-trợ cho thuyết này là

- Thuyết của Paul Rivet về ngôn-ngữ Đông-Nam-Á (mà nhóm quan-trọng nhất là Mon-Khmer/ Việt-Nam) đă được truyền-bá đi bằng đường hàng-hải đến Nhật-Bản, Tasmania, Địa-trung-Hải, Phi-Châu và Mỹ-Châu".?

 - Thuyết Ronald Provencher phỏng-đoán loài người đă xuất-hiện sinh sống tại Đông-Nam-Á từ 2 triệu năm trước đây.[96]

 

3.4 - Ư-Kiến Ông Nhượng Tống

            Ông Nhượng-Tông, khi dịch cuốn sách "Đại-Việt Sử-kư Toàn-thư Ngoại-kỷ" của Ngô-Sĩ-Liên và các Sử-thần đời Lê ra quốc-ngữ năm 1944, đă nhận-định rằng người Việt-Nam là giống dân bản-địa Bách-Việt về miền Biển. Lư-luận của học-giả này rất vững-chắc. Ông viết như sau:..

Dân Bách-Việt chia ở hai miền; miền núi và miền biển. Trong đám dân miền biển có nước Việt đă từng diệt nước Ngô ở thời Xuân-Thu. Quốc-gia thứ hai được tổ-chức do dân miền núi là nước Nam-Chiếu. Mạnh-Hoạch, người đánh nhau với Khổng-Minh, chính là vị anh-hùng nước này. Một quốc-gia thứ ba nữa thành-lập, đó là nước Việt-Nam chúng ta. Trong ba nước ấy th́ chỉ có nước ta c̣n đến ngày nay. Nước Việt, nước Nam-Chiếu đă lần lượt bị người Tàu chiếm-lĩnh và đồng-hoá.

Nói tóm lại, giống người Việt-Nam chúng ta ngày nay là giống thuộc ḍng Bách-Việt về miền Biển và vẫn ở đất này.[97]

 

H́nh 54. Một kiểu vẽ trang-phục người nước Việt thuộc giới quư-tộc thời Xuân-Thu

  

3.5 - Nơi khai-sinh nền Văn-Minh Nước và Văn-minh Thực-Vật

            Đất nước chúng ta nằm trong vùng nhiệt-đới gió mùa. Có nhiều ư-kiến khác nhau về ảnh-hưởng vị-trí đối với tŕnh-độ sinh-hoạt của dân ta.

            Một số nhà địa-lư và nhân-chủng-học đă cho rằng nền Văn-minh Việt-Nam đặt trên vị-trí "b́nh-nguyên nhiệt-đới"[98] Tuy vậy, văn-minh của chúng ta không hoàn-toàn mang tính-cách của một b́nh-nguyên nhiệt-đới v́ các lư-do như sau:

-Về vị-trí, lănh-thổ Việt-Nam không nằm sâu trong nội-địa mà lại nằm cạnh Biển Đông. Việt-Nam có lẽ là quốc-gia độc-nhất trong đất liền nhiệt-đới mà một phần duyên-hải lại mang tính-chất riêng-biệt của hải-đảo. Linda Norene Shaffer cho rằng trải dài suốt mấy trăm hải-lư, bờ biển lồi lơm Trung-Việt có đặc-tính rơ rệt của hải-đảo nhiều hơn các đặc-tính thuộc về lục-địa.[99]

-Về văn-hoá, người Việt-Nam hướng đến các hoạt-động về nông-nghiệp và hàng-hải. Dân ta không nhận ảnh-hưởng từ một nền văn-minh thạch đá nào như các dân-tộc khác trên những b́nh-nguyên nhiệt-đới như Ai-cập, Mễ-Tây-Cơ v.v...

Mặc dù tiến-bộ sớm nhất Đông-Nam-Á, người Việt-Nam không bao giờ theo đuổi chiều hướng xây cất đá khối nặng nề như các dân-tộc láng giềng như Nam-Dương, Khmer, Lào... 

            Học-giả Sumet Jumsai đă dùng ư-kiến của một học-giả đầy uy-tín như Buckminster Fuller để viết phần kết-luận cho quyển sách khá nổi tiếng của ông, cuốn "Naga: Cultural Origins in Siam and the West Pacific"[100]: Buckminster Fuller đă bị thuyết-phục và mong rằng v́ sự sống c̣n của nhân-loại trong tương-lai, con người nên noi theo chân-lư "nước" đó mà tiết-kiệm vật-liệu, năng-lượng v.v... (Nguyên-văn: He (Fuller) was convinced that future worlds will survive only if humans create more by using less-less material, less weight, less enegy, etc.)

            V́ những lư-do hiển-nhiên như vậy, các nhà khảo-cổ như Carl Sauer, Solheim đă tin-tưởng Đông-Nam-Á là nơi thuận-tiện nhất để con người có thể dễ-dàng chuyển-biến cây rừng cỏ dại thành rau trái trồng trọt được trong vườn. Chỉ nhờ những sự thuần-hoá đó, nhân-loại mới sản-xuất thêm nhiều thực-phẩm. V́ không c̣n phải nay đây mai đó, tốn kém quá nhiều thời-giờ để gom nhặt thực-phẩm một cách khó khăn, tiền-nhân bắt đầu định-cư lại. Cùng với nền văn-minh hàng-hải, một nền văn-minh thực-vật đă xuất-hiện rất sớm sủa.

            Lawrence J. Ma thuộc University of Akron nghĩ rằng giống người Homo-Sapien xuất-hiện rất sớm tại Đông-Nam-Á, sau này là tiền-nhân của chủng-loại Austroloid. Giáo-Sư Ma ước-lượng thổ-dân vùng này khởi sự gia-súc-hoá loài vật và trồng trọt từ 15,000 trước đây, tức là sớm sủa hơn vùng Tây-Nam Ấ-Châu (hay Bán-nguyệt Ph́-nhiêu) tới 5,000 năm[101].

            Nước Việt-Nam nằm trên một bán-đảo có nhiều vùng châu-thổ rất thấp ở về phía cực Đông Nam của lục-địa Á-Châu. Quanh năm khí trời ấm áp, nhiệt-độ tuy cao nhưng đều đều ít thay đổi. Ánh nắng mặt trời chan-hoà, vũ-độ thường-niên rất cao và bầu trời ít khi u-ám. Hai mùa gió Đông-Bắc, Tây-Nam đối-nghịch đem theo hai mùa mưa nắng rơ rệt. Trên có rừng ngăn chặn lối đi, dưới có biển mở rộng đường qua nhiều xứ sở. Địa-thế và môi-trường như vậy được kể là độc nhất, không có vùng đất nào trên thế-giới tương-tự như vậy.

 

3.6 - Giới-hạn của Giả-thuyết

            Chúng ta đă duyệt qua một số giả-thuyết về “địa-lư nhân-văn cổ-thời” để thấy các khía-cạnh sinh-hoạt khác nhau về văn-hóa thời cổ quanh vịnh Bắc-Việt. Lư-thuyết nào cũng chỉ tương-đối, có thể chính-xác hay không, bị phủ-nhận hay được công-nhận, lâu hay mau là tùy theo cái gọng ḱm nghiệt-ngă của thời-gian.

            Dù sao chăng nữa, trong một nhận-định chắc-chắn nhất chúng ta đồng-ư với hai Ông Nguyễn Quang Trọng và Tạ Chi Đại-Trường mà nhận rằng:  “… quả là liều mạng khi xem "Đông Nam Á là một trung tâm văn hoá lớn ngay từ thời cổ đại, trong đó Việt Nam là nơi hội tụ ở mức độ đầy đủ nhất mọi đặc trưng của văn hoá khu vực", như một học giả trong nước đă viết”[102].

 

3.7 - Khoa khảo-cổ với Văn-minh vùng Duyên-hải Bắc-Việt 

Thời tiền-sử Việt-Nam thường được chia ra các thời-đại đồ đá (mới, cũ) và đồ kim-khí (đồng, sắt). Một bài văn tiêu-biểu[103] về khảo-cổ-học như sau đây:

Thời đồ đá cũ

Con người đă xuất hiện khá sớm trên đất Việt-Nam. Cho đến nay, các nhà khảo cổ học đă t́m thấy dấu vết của người vượn Homo erectus trong một số hang động ở Lạng Sơn và Nghệ An. Đặc biệt là ở hậu kỳ thời đá cũ (văn-hóa Sơn Vi cách ngày nay 10,000 - 23,000 năm), con người đă phân bố khá rộng và khá đông trên đất Việt-Nam. Đến văn-hoá Hoà B́nh - Bắc Sơn (khoảng 6,000 - 10,000 năm), con người đă biết dùng công-cụ cuội được ghè đẽo một mặt, bắt đầu biết mài ŕu đá, làm đồ gốm và có khả-năng đă biết đến trồng trọt sơ khai.

Thời đồ đá mới

Trong giai-đoạn này trên đất Việt-Nam, đă xuất hiện những nhóm cư dân tiền sử có đặc trưng văn-hoá là thuộc thời đại đá mới... Con người trong giai-đoạn này đă biết dùng những chiếc ŕu đá được mài nhẵn hoàn toàn, những chiếc ṿng tay đá được khoan rất khéo, và những đồ gốm có hoa-văn rất đẹp.

Thời đồ đồng

Con người đă biết đúc các công cụ, vũ khí và đồ trang-sức bằng đồng thau. Họ đă biết trồng lúa và chăn nuôi một số gia súc như trâu, ḅ, lợn, gà. Có ba nhóm văn-hoá phân bố ở ba khu-vực. Nhóm thứ nhất (văn-hoá Tiền Đông Sơn) phân bố trong các lưu vực sông Hồng, sông Mă và sông Cả. Nhóm thứ hai (văn-hoá Tiền Sa Huỳnh) phân bố ở vùng Nam Trung Bộ. Và nhóm thứ ba, phân bố trong lưu vực sông Đồng Nai ở miền Đông Nam Bộ.

ở miền Bắc-Việt-Nam, các văn-hoá tiền Tiền Đông Sơn tương ứng với giai-đoạn đầu của thời-kỳ Hùng Vương.

Thời đồ sắt

Các nhóm văn-hoá Tiền Đông Sơn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đă hội tụ lại thành một văn-hoá thống-nhất, đó là văn-hoá Đông Sơn, thuộc thời đại sắt sớm v́ một số công-cụ bằng sắt đă xuất hiện. Nhưng các chế phẩm bằng đồng thau tinh xảo là đặc trưng của văn-hoá này. Hiện-vật tiêu biểu là những chiếc trống đồng lớn có hoa-văn trang trí đẹp.

 

3.8 - Những Tài-liệu mới bất ngờ về Khảo-cổ

            Nhiều khám-phá mới về khảo-cổ xảy ra thường-xuyên và bất ngờ, có thể làm thay đổi những kiến-thức khoa-học trước đây. Chúng tôi kể hai khám-phá mới đây:

- Dụng-cụ bằng đá cổ tới 800,000 năm. Tài-liệu khảo-cổ vùng Đông-Nam-Á nói chung và vùng Vịnh Bắc-Việt nói riêng, chưa được hệ-thống-hóa một cách chính-xác. Viện Smithsonian đang góp công hoàn-thành nỗ-lực này.

Năm 1998, đoàn khảo-cổ của viện với sư hợp-tác của người địa-phương đă t́m thấy các dụng-cụ bằng đá cổ tới 800,000 năm tại vùng Tự-Tri Chuang sát biên-giới Việt-Hoa [104]. Vị-trí này không xa bờ Vịnh Bắc-Việt bao nhiêu. Khám-phá này rất có thể kéo lùi thời-đại Đồ Đá Việt-nam hàng mấy trăm ngàn năm xa hơn về quá-khứ chăng?! Dù sao sự kiện thật bất ngờ và làm… đảo lộn khoa-học.

 

Views of both sides of one of the hand axes found in southeast China. Dated to 800,000 years old, the tools show that the hominids in Asia were as skilled in shaping tools as those in Africa. (Science)

H́nh 55. Vi-trí t́m thấy Dụng-cụ Đồ Đá 800,000 năm.

 

- Đô thị thứ ba: Đ̣ Mè. Cho đến nay, sử sách Việt Nam mới chỉ công nhận Thăng Long và Phố Hiến là hai đô thị “quốc-tế” duy nhất ở Đàng Ngoài, chưa thấy tài liệu nào nhắc đến tên của một đô thị khác. Nhưng gần đây, một số nhà khảo cổ và sử học Việt Nam đang đặt giả thuyết về sự tồn tại của một đô thị thứ ba mang tên Domea, một địa-danh thương-càng nằm giữa cửa sông Thái-b́nh và Hải-pḥng ngày nay..

Một nhà hàng hải đã viết: “Ngày 13/2/1676, người Hà Lan xuống Domea để gửi đi thuyền hàng thứ hai của họ đến Batavia, chở đầy tơ sống, lụa… và những thứ khác đi Nhật Bản…”. Qua mô tả thì Domea không chỉ là nơi tạm trú của người ngoại quốc mà còn như một trạm trung chuyển và tập kết hàng hóa. Từ đây, các chuyến hàng mới đi Thăng Long và Phố Hiến, sang Batavia và Nhật Bản, trở lại Hà Lan và Anh…

Qua các tài liệu mà Phó Giáo-Sư Nguyễn Quang Ngọc thu thập phải chăng Domea (Đ̣ Mè) chính là hải-cảng tiền thân của Hải Phòng ngày nay?[105]

Nhân khám-phá này, chúng ta thấy cũng nên lưu-tâm để hy-vọng một “ngày đẹp trời” nào đó t́m lại được “hải-cảng huyền-thoại Cattigara” ngày xưa.

H́nh 56. Đây là bản đồ do Jacques Nicolas Bellin, nhà nghiên cứu bản đồ người Pháp vẽ năm 1755, dựa trên bản gốc của một nhà hàng hải người Anh. Cacho (Kẻ Chợ/Thăng-Long) phía trên, Phố Hiến (Hean) ở giữa. Domea ở  gần cửa sông.

 

3.9 - Sinh-hoạt Lâu Đời dọc Ven biển

Nhiều chứng-liệu cho thấy những người Việt cổ đă có mặt từ lâu đời ở khắp nơi dọc ven biển Vịnh Bắc-Việt.

Giáo-sư Lê-Bá Thảo tóm tắt một số sinh-họat như sau:

Trên các đảo và quần-đảo, các hoạt-động kinh-tế của con người trở nên đa-dạng hơn: ngoài hoạt-động nông lâm nghiệp quen thuộc (trồng lúa nước, hoa màu, cây ăn quả và chăn nuôi), đă có hoạt-động đánh cá, đóng tàu thuyền đi biển xa và tất nhiên cả hoạt-động thương mại. Hai hoạt-động sau tỏ ra nhộp nhịp hơn cả. Dân nước Văn-Lang[106] (năm 258 trước Công nguyên trở về trước) từ xưa đă làm nghề chài lưới như đă được chép trong sử cũ, c̣n hoạt-động thương mại diễn ra có thể chậm hơn, ít nhất là xét về mặt thương mại quốc tế.

Người ta thường hay nêu ra hai cảng thương mại quốc tế tiểu biểu là Phố Hiến (ở Hưng Yên) và Hội An (thuộc Quảng Nam) nhưng cũng cần biết rằng ngay từ đầu thế kỷ thứ XI, thương cảng Vân Đồn ở khu-vực Quảng Yên đă có những hoạt-động xuất-nhập cảng rộn rịp, không những với những nước trong khu-vực, nhất là với Trung Hoa, mà c̣n với tàu buôn một số nước phương Tây (thí-dụ với Tây Ban Nha).

Các triều đại vua chúa ngày trước đều chú ư bảo vệ vùng biển như xây đắp đồn lũy (thí dụ như thành nhà Mạc ở Cát Bà, Xích Thổ, Cẩm Phả, đồn Ngọc Vừng trên đảo cùng tên dưới thời Minh Mạng), các đội chiến thuyền, kể cả hạm đội tàu đồng như dưới thời Minh Mạng.

Tất nhiên, việc định cư và hoạt động kinh tế ở dải đất duyên hải, trên các đảo ven bờ không dễ dàng như ở trong nội địa, Ở các quần đảo xa bờ, sinh-hoạt lại c̣n khó khăn gấp bội. Thiên nhiên vùng biển cũng có lúc trời yên gió lặng nhưng phần lớn thời gian trong năm là sóng to và băo tố. Riêng khoảng cách và độ sâu cũng đă là những trở ngại đối với sự di chuyển của con người. Do đó việc chinh phục vùng biển c̣n phải tiếp tục từ đời này sang đời khác. Ngày nay, nhiệm vụ này càng phức tạp hơn và rơ ràng Nhà nước Việt Nam cần phải có chiến lược thích hợp[107].

Giáo-Sư Thảo nhấn mạnh lời cảnh-báo về sự quản-lư vùng “hải-phận đặc-quyền kinh-tế” ngoài biển như sau: “Một vùng biển rộng gấp ba lần diện-tích đất liền, nhiều tài-nguyên các loại đang chờ có sự quản lư và khai-thác hợp lư.”

 

 

H́nh 57. Họa phẩm Hiếu-Ức-Quốc xưa nhất về dân tộc Đại-Việt (1078) – Đây là một họa phẩm danh tiếng của Lư-Công-Lân tức Lư-Long-Miên, người đất Chu, đại-thần đời nhà Tống, miêu họa các sứ giả của Hiếu-Ức-Quốc, có nghĩa là nước của những người có ḷng hiếu thảo, tức là nước Đại-Việt của ta vậy [108]

Bức tranh nầy được lưu giữ tại viện bảo tàng Emile Etienne Guimet ở Paris

 

3.10 - Những Đô-thị cạnh bờ Nước Vịnh Bắc-Việt

Theo Giáo-sư Trần-Quốc-Vượng, tính-chất bán-đảo của Việt-Nam nổi bật nhất Đông-Nam-Á. Ông mô-tả các đô-thị cổ Việt-Nam đều có một đặc-điểm chung là nằm giữa những tuyến đường thủy:

- Việt-Tŕ là đô-thị cổ nhất Việt-Nam, mà vùng chung quanh đó được gọi là Đất Tổ, xuất-hiện vào thế-kỷ thứ VII trước công-nguyên. Việt-Tŕ, thành-phố nằm trên ngă ba các con sông Hồng-Hà, Đà-Giang và Lô-Giang, ngay trong thời-đại các vua Hùng đă trở thành đô-thị dịch-trạm với hệ-thống thuyền mảng dưới sông và hệ-thống voi - gùi trên đường bộ xuyên sơn.

- Cổ-Loa, trung-tâm của nước Âu-Lạc, nằm giữa vùng châu-thổ, là nơi hội-tụ của nhiếu đường sông rạch, vị-trí có nhiều mặt ưu- thế hơn Việt-Tŕ, nhất là gần biển hơn.

- Sau cuộc xâm-lược của Hán-Vũ-Đế, các cảng Luy-Lâu rồi Long-Biên ở hạ-lưu sông Hồng và Lạch-Trường ở hạ-lưu sông Mă đă thành-h́nh. Các đô-thị này đều gần biển và là những cảng thị sầm uất và lớn lao vào hạng nhất nh́ trên biểnĐông.

-Hà-Nội, đi từ một Thăng-Long truyền-thống với mạng lưới cơ-bản là đường thủy, có phương-tiện giao-thông cơ-bản là thuyền. Với lưới sông thông-thương với nhau, giao-thông đường thủy rất thuận-lợi. Thuyền từ sông Đáy vào sông Nhuệ rồi "lên Kinh" bằng sông Tô hoặc ngược lại từ quân-cảng Đông-Bộ-Đầu và thương-cảng ở cửa sông Tô trên sông Nhị, qua sông Tô, sang sông Nhuệ rồi xuống sông Đáy mà ra biển vào Nam, hay xuôi sông Đuống, sông Dâu xuống Lục-Đầu-Giang mà ra Hải-Đông, Hạ-Long biển Bắc...

Ta có thể gọi Hà Nội là thành-phố sông. Nói đúng hơn, Hà Nội cổ là thành-phố sông hồ: Hồ Tây, Hồ Gươm, Thuyền-Quang, Bẩy Mẫu v.v...[109]

Kinh-đô Thăng-Long là trung-tâm thương-mại quốc-tế lớn nhất của Việt-Nam và cũng của Đông-Nam-Á suốt thời trung-cổ. Dân-số các đô-thị loại này tăng lên rất nhiều khi giới thương buôn và hành thủy ngoại-quốc ghé Tàu cặp bến, đặc-biệt tùy theo mùa gió thuận-tiện. Theo tài-liệu của Samuel Baron viết lại vào đầu thế-kỷ 18, đường phố Thăng-Long rất đông đảo trong những phiên chợ vào các ngày mùng một và ngày dằm âm-lịch. Một số du-khách ngoại-quốc đă nghĩ rằng kinh-đô nước-Việt đông người nhất thế-giới vào những ngày này. Muốn đi 100 bước cũng phải tốn mất nửa giờ.[110]

Giáo-sư Peter Bellwood nhận xét về phát-triển hải-thương của người Việt-Nam, ước-lượng dân-cư kinh-đô nước ta vượt con số 100,000 người trong các thế-kỷ 15 đến 18, sau khi nhà Lê mở rộng tường thành tới 10km đường kính.[111]

Trước Thăng-Long, thủ-đô nước ta đă đóng tại Hoa-Lư. Khi quốc-gia vừa tái-lập được nền tự-chủ, nhà Đinh đă đóng đô ngay trên bờ con sông Hoàng-Long-Giang, từ nơi này chạy ra Biển Đông chỉ chừng hơn mười hải-lư...[112] Theo cuốn sách Đại-Việt Sử-kư Toàn-thư của Sử-gia Ngô-Sĩ-Liên, thương-thuyền thuộc nhiều nước cặp bến Hoa-Lư buôn bán tấp nập. Hải-thương tiếp-tục bành trướng đúng như truyền-thống ngàn đời của dân-tộc.

 

3.11 - Truyền-thống làng xóm ven bờ sông.

Một trong những nét rơ rệt của nền "văn-minh nước" t́m thấy ở Việt-Nam là tổ-chức làng xóm ven bờ nước.

            Từ đời thượng-cổ, những xóm làng Việt-Nam đều nằm dọc theo hai bờ sông, kinh, rạch. Trong đồng-bằng sông Hồng, sông Mă; các làng có lũy tre xanh vây quanh nhưng vẫn mở xuống bến nước ven sông[113]. Phần lớn các đô-thị nước ta đă đi từ sự phát-triển vượt bực của những làng xă có đường thông-thương tiện-lợi ra biển.

            Làng nổi tiếng nhất trong ngành khảo-cổ là Đông-Sơn. Làng này nằm bên bờ sông Mă và cận kề Biển Đông, ngày xưa là một bến cảng sầm uất. Từ vùng Đông-Sơn / Lạch Trường, nhiều Tàu thuyền Lạc-Việt đă khởi-sự những chuyến hải-hành vượt Biển Đông, đi thật xa, hàng trăm hàng ngàn hải-lư.

            Một loại làng đặc-biệt quanh Vịnh Bắc-Việt là làng thủy-cơ. Làng này không giống các làng trên cạn mà được thành-lập dưới nước. Những làng này gồm nhiều nhà nổi trên mặt sông hay hồ. Làng thủy-cơ c̣n gọi là làng Vạn, làng Chài.[114] Dân-cư các làng này làm nghề chài lưới hay sinh sống bằng các nghề-nghiệp khác liên-hệ đến sông nước.[115] 

            Hai ông Cửu-Long-Giang và Toan-Ánh đă trích-dẫn tài-liệu của học-giả Đào-duy-Anh viết về hệ-thống hành-chấnh của các làng thủy-cơ trong tiền-bán thế-kỷ 20 trở về trước như sau:

            Theo nguyên-lư th́ làng chài nào cũng phụ-thuộc với một xă thôn trên cạn. (Trong trường-hợp này, làng chài chỉ là một thôn của làng khác).

            Thực ra làng chài vốn là một làng riêng mà nhà nước chỉ bắt theo về một xă thôn trên đất để tiện việc thu thuế cho nên những dân thủy-cơ tuy phải đóng sưu-thuế cho Lư-trưởng mà vẫn không có liên-lạc ǵ với xă thôn ấy cả. Làng Thủy-cơ thường là một đơn-vị hành-chánh độc-lập có đủ tổ-chức như một xă thôn, hoặc thống-thuộc vào một tổng với các làng ở cạn hoặc nhiều làng họp thành một tổng thủy-cơ riêng. (Việt-Nam Văn-hoá Sử-cương, Đào-duy-Anh, NXB Bốn-Phương, Saig̣n, 1961.)

            Làng thủy-cơ Việt-Nam mang tính-chất lưu-động và có nhiều nét đặc-thù như các tổ-chức thôn-xóm của Thuyền-nhân (Boat People) bên Trung-Hoa hay các bộ-lạc Hải-du (Sea Nomads) thuộc các hải-đảo nằm về phía Nam của Biển Đông.

 

3.11 - Dân số Việt Nam

Tài-nguyên chính của một nước là dân-chúng. Dân số Việt Nam tăng khá nhanh. Từ đầu thế kỷ thứ 20, dân số nước ta khoảng 19 triệu người. Đến giữa thế kỷ, lên đến 25 triệu người. Cuối năm 1988, dân số Việt Nam tăng tới 67 triệu người, mật-độ trung-b́nh là 204 người trên một cây số vuông. Cuối năm 1999 dân số Việt Nam là 78,7 triệu. người. Hiện nay, chắc chắn dân chúng ta đă ngoài 80 triệu người.

!

H́nh 58. Bản-đồ ghi đia-danh các Châu ngày trước

 

Dân-cư Việt Nam phân-phối không đồng đều, phần lớn đồng bào ta tập trung ở những miền có nhiều tài-nguyên thiên-nhiên dễ khai-thác và ở các đô thị, thành-phố, các trung-tâm kỹ nghệ... Dân ta sống gắn bó với ruộng vườn, làng mạc nên tỷ số đồng bào ở nông thôn bao giờ cũng cao, ước lượng có thể lên tới 85% dân số.[116]

 

H́nh 59. Cấy lúa trên Ruộng nước- H́nh-ảnh trên tờ giấy “cinq piastres” của Banque de l’Indochine, lưu-hành đầu thế-kỷ 20.

 

 

 

H́nh 60. H́nh ảnh về dân Đông-Nam-Á do Âu-châu tưởng-tượng lúc xưa như: - Người sống trên cây - Người đảo Andaman một chân - Người Đông-Dương khi chết dược buộc vào thân cây cho chim ăn thịt…

 

3.12 - Kiểm-soát dân-số và di-dân nội địa

Dân-chúng sinh sống quanh Vịnh Bắc-Việt chiếm tới 55% dân-số Việt-Nam. Trong đó, đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư đông nhất cả nước với 83% là dân nông thôn và 17% là dân đô thị. Mật độ trung b́nh toàn vùng là 335 người/km2 nhưng mật độ thành-thi đă lên đến trên 1000 người/km2 và vẫn có chiều-hướng gia-tăng. Riêng Hà-Nội có mật độ dân số cao nhất cả nước[117] là 2,800 người/km2, đây cũng là một trong những vùng có mật độ dân số cao nhất thế giới

Theo thống-kê mới đây, Việt Nam đứng hàng thứ 13 về dân số trong các quốc gia trên thế giới và đứng thứ nh́ ở khu vực Đông Nam Á. Tuy vậy dân số của Việt Nam bắt đầu là vấn đề lớn đối với quốc-gia. Mức sống người dân c̣n nghèo đói mà tài-nguyên thiên-nhiên bắt đầu cạn kiệt. Phải cần có một cuộc cách-mạng về chính-trị và cải-tiến kinh-tế th́ mới mong tiến-bộ.

Theo Tổng cục Thống kê (TCTK) th́ dự báo di cư quốc tế bằng (số) không. Nhưng di cư trong nước sẽ có tác động đáng kể đến mức tăng giảm dân số, đồng thời sẽ tác động mạnh đến chính sách phát triển kinh tế giữa các vùng. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ di cư giữa các vùng thời kỳ 1984-1989 là 19,3 phần ngh́n và vào thời kỳ 1994-1999 là 19,4 phần ngh́n. Trung b́nh cứ trong 50 người th́ có 1 người chuyển nơi thường trú. Trong cả 2 thời kỳ, chỉ có 2 vùng nhận dân di cư là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Những năm gần đây, di dân chủ yếu theo 2 ḍng: Từ nông thôn đến thành thị và từ các tỉnh phía bắc, Bắc Trung Bộ vào Tây Nguyên. Dự báo mức di cư của thời kỳ 1994-1999 sẽ tiếp tục cho các thời kỳ từ 1999-2024.

 

H́nh 61. Theo một chương tŕnh được sự tài trợ của Quỹ Hoạt động dân số Liên Hợp Quốc, kết quả dự báo là đến 2024, tỷ lệ tăng dân số VN sẽ cần giảm xuống c̣n 0,82%/năm.

 

Di dân diễn ra chủ yếu dưới tác động kinh tế xă hội, vừa chịu tác động của quy luật khách quan vừa chịu tác động của chính sách dân số. Tuy nhiên, gần đây di dân theo khuynh hướng tự do diễn ra khá phổ biến và gây áp lực dân số rất nặng đối với khu vực thành thị. Theo kết quả thống kê, trong thời kỳ từ 1994-1998 dân số thành thị đă được cộng thêm 1,4 triệu người. Từ 1999-2024, dự báo dân số thành thị b́nh quân mỗi năm tăng 556 ngh́n người, tức là từ 17,9 triệu người năm 1999 lên 31,8 triệu người năm 2024. Nếu đời sống kinh tế nông thôn được nâng cao, giảm bớt cách biệt với thành thị, sẽ có tác động đáng kể đến việc phân bố dân cư. Mặt khác, di dân tự do giữa các vùng gần đây gia tăng, ảnh hưởng đến chính sách kinh tế, quy hoạch cơ sở hạ tầng và tác động đến môi trường tự nhiên ở nhiều khu vực. Đây cũng là một mặt trái của di dân, cần được quan tâm giải quyết.[118]

 

 

H́nh 62. Mật-độ dân-số các tỉnh Bắc Việt.

 

3.13 - Cơ-nguy nạn nhân-măn

Cơ-nguy nạn nhân-măn rất cao tại đồng bằng Sông Hồng. Theo sự phỏng-định của Viện Dân-Số th́ trong ṿng 20 năm sắp tới, dân-số trong vùng này sẽ tăng 38% nếu không có biện-pháp giảm-tốc. 40 triệu người sinh sống trong một vùng đất không c̣n có thể mở rộng hay khai-phá thêm, là một vấn-đề hiện chưa có giải-pháp dứt-khoát.

 

 

 

Dân số DBSH

năm 2000

29,000,000

năm 2020

40.000.000

Mức tăng dân số

Trung-b́nh

1,8 %/năm

Thành-thị

9,8%o/năm

Dân số thành thị

(số liệu mới nhất)

5 triệu người 

10 triệu người


Diện tích đất

86.660 km2

Mật-độ dân tăng 38%

 

H́nh 63.  Một vài con số phỏng-định về sự gia-tăng dân số tại Đồng-bằng Sông Hồng (DBSH)

 

3.14 - Nếp sinh-hoạt truyền thống làng xă

Từ xưa, tổ-chức hành chánh của nông thôn Việt Nam

đă là những đơn vị sinh hoạt có tính cách tự trị và dân chủ. Căn bản của xă-hội Việt nam là gia đ́nh, thôn xóm. Nhiều thôn xóm họp thành làng hay xă, chung quanh có lũy tre bao bọc, trong đó, người dân tự bầu lấy một ban Kỳ Mục hay Hương Chức, và sống

với nhau theo một ước lệ tự trị. Đây là một h́nh thái sinh hoạt đặc biệt của văn minh Việt Nam.

Cho dù thể-chế áp-đặt hay chính-quyền đổi-thay, làng xă Việt Nam vẫn giữ lề lối sinh hoạt xưa. Phần đông dân chúng sống bằng nghề nông, đánh cá, chăn nuôi, trồng tỉa, thủ công-nghệ.... Dân-cư vùng thành thị sống bằng các hoạt-động thương măi, công kỹ nghệ, công tư chức, và các nghề tự-do.

Trên các miền thượng du và cao nguyên, đồng bào ta vẫn sống tụ hội trong những buôn làng: Đồng bào Thái quây quần trong miền Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Kay, Sơn La, Lai Châụ Đồng bào Nùng ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Móng Cáỵ Đồng bào Mán ở vùng núi Ba V́, Tam Đảo, Móng Cáỵ Đồng bào Mèo ở Hà Giang, Lào Kay, Lai Châu, Sơn La. Đồng bào Mường ở các tỉnh Sơn Tây, Ḥa B́nh, Ninh B́nh, Hà Đông, Thanh Hóa[119].

 

3.15 - Quảng-Ninh và việc Hoà-nhập các Dân-tộc

Nước chúng ta có tới 54 dân-tộc khác nhau nhưng cuộc sống chung rất ḥa hợp và thoải mái. Tỉnh Thanh-Hóa pha trộn nhiều màu sắc nhất vùng duyên-hải với 32 dân-tộc. Ngay ở vùng biên-giới màu-sắc cũng ḥa-hợp. Chúng tôi xin đưa t́nh-trạng nhân-văn Quảng-Ninh như một biểu-tưởng làm mẫu cho việc hoà-nhập này:

Dân số Quảng Ninh có mật-độ b́nh quân 160 người/km2 nhưng phân bố không đều. Vùng đô thị và các huyện miền tây rất đông dân, thành-phố Hạ Long 1.236 người/km2, huyện Yên Hưng 403 người/km2, huyện Đông Triều 354 người/km2. Trong khi đó, huyện Ba Chẽ 27 người/km2, Cô Tô, Vân Đồn 70 người/km2.

Về dân-tộc, Quảng Ninh có 21 thành phần dân-tộc, song chỉ có 6 dân-tộc có hàng ngh́n người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc dân-tộc rơ nét. Đó là các dân-tộc-Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán D́u, Sán Chỉ, Hoa. Tiếp đến là hai dân-tộc có dân số hàng trăm người là Nùng và Mường. Mười bốn dân-tộc c̣n lại có số dân dưới 100 người gồm: Thái, Kh'me, Hrê, Hmông, Êđê, Cờ Tu, Gia Rai, Ngái, Xu Đăng, Cơ Ho, Hà Nh́, Lào, Pup cô. Đây là những người gốc các dân-tộc thiểu số từ rất xa như từ Tây Nguyên theo chồng, theo vợ là người Việt (Kinh) hoặc người các dân-tộc khác về đây sinh sống, b́nh thường khó biết họ là người dân-tộc thiểu số.

 

H́nh 64. Hinh-ảnh Thiếu-Nữ Kinh và một người dân thiểu-số

 

Trong các dân-tộc đông người, người Việt (Kinh) chiếm 89,2% tổng số dân. Họ có gốc bản-địa và nguồn gốc từ các tỉnh, đông nhất là vùng đồng-bằng Bắc Bộ. Họ sống đông đảo nhất ở các đô thị, các khu công-nghiệp và vùng đồng-bằng ven sông, ven biển. Do có số người chuyển cư đến từ rất nhiều đời, nhiều đợt nên Quảng Ninh thực sự là nơi "góp người". Sau người Việt (Kinh) là các dân-tộc thiểu số có nguồn gốc từ lâu đời. Người Dao có hai nhánh chính là Thanh Y, Thanh Phán, thường cư trú ở vùng núi cao. Họ c̣n giữ được bản sắc dân-tộc trong ngôn ngữ, y phục, lễ hội và phong tục, một bộ phận vẫn giữ tập quán du canh du cư làm cho kinh-tế văn-hoá chậm phát-triển.

 

 

H́nh 65. Các dân-tộc Miền Bắc Việt-Nam.

Lưu-ư dân Việt (người Kinh) sống tập-trung ở miền duyên-hải

 

Tại Tiên Yên, một huyên có lịch sử văn hoá lâu đời, tín ngưỡng dân gian với tục thờ tổ tiên là chủ yếu. Xưa ở Tiên Yên có nhiều tục lệ, đám cưới có hát đối đáp giữa hai họ, nhà trai hát mua hoa, mua chim, nhà gái hát bán hoa, bán chim. Lời hát mua bán ư nhị, trữ t́nh. Các dân tộc thiểu số có nhiều phong tục riêng. người Sán Chay có hát xoọng cô, giao duyên nam nữ, Người Dao có nhiều điệu kèn, có múa trong nghi lễ cúng bái. Người Tày Nùng có hát Sli, hát then.

Người Tàu, người Sán D́u, Sán Chỉ ở vùng núi thấp và chủ-yếu sống bằng nông-nghiệp với nghề trồng cấy lúa nước. Người Hoa gồm nhiều dân-tộc thiểu số từ miền Nam Trung Quốc di cư sang từ lâu bằng rất nhiều đợt. Một số ít là Hoa Kiều sang buôn bán làm nghề thủ công ở các thị trấn miền Đông, c̣n phần lớn sống ở nông thôn, sản-xuất nông-nghiệp, đánh cá, làm nghề rừng. Hiện nay, các dân-tộc thiểu số - chủ nhân của miền núi - đang có những tiến-bộ rơ rệt.  

 

 

H́nh 66. Các Tỉnh duyên-hải Vịnh Bắc-Việt