Up

 

Chương 5

Địa-lư Sinh-Học

 

5.1 - Sinh-Vật tại Việt-Nam

Giáo-sư Phạm-Hoàng-Hộ cho biết "thực-vật chúng Việt-Nam có lẽ gồm vào khoảng 12,000 loài, không kể rong, rêu, nấm. Đó là một trong những thực-vật chúng phong-phú nhất thế-giới. Với một diện-tích to hơn nước ta tới ba mươi lần, Canada chỉ có vào 4,500 loài, kể cả loài du-nhập[190] ".

 

 

H́nh 110. Các loài sinh-vật Việt-Nam so-sánh với sinh-vật toàn-thể thế-giới .*Trong 12,000 loài  thực-vật, mới chỉ chừng 7,000 loài được thống-kê.

 

Với một diện-tích đất đai chỉ có chừng 2 phần ngàn (.2%) bề mặt lục-địa-thế-giới[191], sinh-vật Việt-Nam chiếm tới sáu, bảy phần trăm các loài. Dù tŕnh-độ khoa-học c̣n yếu kém, Việt-Nam chưa được khám phá được đúng mức mọi loài sinh-vật, 6.2% thực-sự là một tỷ-lệ quá lớn lao.

Theo tổ-chức Công ước Đa dạng Sinh-học th́ Việt Nam là một trong 16 nước có mức độ đa-dạng sinh-học cao nhất trên thế-giới. Việt Nam có khoảng 12,000 loài thực-vật, 620 loài nấm và 820 loài rêu. Hệ thực-vật Việt Nam có mức độ đặc hữu cao, số loài đặc hữu chiếm 40% tổng số loài thực-vật đă định tên. Hệ động-vật cũng có mức độ đặc hữu rất cao: 78 loài thú và loài phụ thú, hơn 100 loài chim và loài phụ chim, 7 loài linh trưởng là những loài đặc hữu hẹp của Việt Nam. Rừng Việt Nam c̣n có một số loài thú quư hiếm, mà thế-giới đang cảnh báo có thể sẽ bị tuyệt chủng như voi châu Á, tê giác một sừng, ḅ tót, hổ báo, v.v... Trong thập niên 90, thế-giới khám phá ra 10 loài thú mới, trong đó ở Việt Nam có 4 loài, đó là sao la, mang lớn, mang Trường Sơn và mang Pù Hoạt.

Sinh-vật càng đa dạng th́ khi môi-trường sinh-sống thay đổi, số loài có cơ-hội bị tiêu-diệt càng nhiều hơn. Trách-nhiệm bảo-toàn sinh-vật của xứ ta do đó năng-nề hơn so với các xứ khác. Một điều ít người lưu-tâm là những sinh-vật chim, cá, rùa, nhuyễn-thể ngoài biển cũng như những loài sinh sống trên vùng duyên-hải đều cần những nỗ-lực bảo-tồn như nhau.

 

H́nh 111.  Tê-giác một sừng- Rhinoceros sondaicus annamiticus có ở Việt-Nam và ở Java ( Javan rhinoceros)

 

5.2 – Các hệ Sinh-thái Việt Nam và Du-Lịch

Việc liệt-kê và hệ-thống-hoá các vùng sinh-thái của Việt-Nam hiện vẫn c̣n chưa hoàn-toàn nhất-trí. Theo Tổng-Cuộc Du-Lịch th́ hệ sinh-thái ở Việt Nam bao gồm 5 loại điển h́nh:

- Hệ san hô,

- Vùng cát ven biển,

- Vùng đất ngập nước,

- Rừng khô hạn và

- Rừng ngập mặn.

Theo cách phân-chia dựa trên yếu-tố nước này, người ta thấy ảnh-hưởng của Biển Đông với sinh-thái Việt-Nam và rơ rệt hơn nữa của Vịnh Bắc-Việt đối với “vùng đất khai-nguyên” nước ta thật rơ rệt. Ngoài những “Rừng Khô Hạn” có vẻ xa với biển, các Hệ san hô, Vùng cát ven biển, Vùng đất ngập nước và  Vùng ngập măn nếu không “thuộc” biển, th́ cũng sát biển hay chịu tác-động của biển. Những sinh-vật bao gồm cả động-vật lẫn thực-vật phải thích-nghi với các môi-trường có nhiều hay ít nước đó mới có thể tồn-tại.

Khi phổ-biến kế-hoạch “Du lich sinh thái trong các khu bảo tồn thiên nhiên - Định hướng chiến lược trong thế kỷ mới”[192] Tổng cục Du-Lịch đă đặt nặng “chiến-lược” ở yếu-tố sinh thái và các khu bảo tồn thiên nhiên. Người ta mời du-khách thăm-viếng những cảnh-quan cạnh bờ nước, hải-đảo, các công viên quốc-gia, những khu bảo-tồn sinh-vật có cảnh sơn thủy hữu-t́nh.

 

5.3 – Chim biển Vịnh Bắc-Việt 

Những động-vật chính của Vịnh Bắc-Việt cũng như ngoài Biển Đông là các loài chim, rùa, tôm cá, các loài giáp sát, nhuyễn thể: tôm, mực, trai ngọc, bào ngư.. .

Các đảo là những nơi ẩn-trú của các loài chim biển, nhất là chim hải-âu. Chim bay ra biển kiếm ăn rồi trở về đảo, chúng đẻ ngay trên đất, không cần làm tổ. Trứng của chúng to hơn trứng gà, vỏ mỏng mầu trắng điểm nhiều đốm đen. Hải-âu trên Biển Đông (họ Laridae) không lớn lắm, ít con nào sải cánh (wing-span) tới 80cm. Người Việt chúng ta thường gọi chung các chim biển đủ mọi loại là "hải-âu". Thật ra theo khoa-học, hải-âu có nhiều loại khác nhau. Giống hải-âu to lớn Albatros (họ Diomedeidae, sải cánh tới 3.5 m) không thấy xuất-hiện tại Vịnh Bắc-Việt.

Chim “hải-âu” Laridea sinh sống suốt đời ngoài biển, chúng chỉ dành một phần nhỏ cuộc đời trên hải-đảo. Theo sự tiến-hóa chân chim biến-đổi, có màng để bơi lặn trong nước. Đường thực-quản của chim có cơ-phận đặc-biệt để loại bớt chất muối hiện-hữu quá nhiều trong nước biển. Chim rất nhanh nhẹn ngoài biển cả, trên không lẫn dưới nước; nhưng di-chuyển chậm chạp trên bờ. Chúng không biết leo cây, thường đậu trên băi, đẻ trứng trên cát và không làm tổ. Đời các chim hải-âu khá dài, chúng có thể sống tới 36 tuổi hay lâu hơn nữa.

 

H́nh 112. Chim hải-âu thuộc họ Laridés

 

Ngoài chim Laridae, người ta thấy nhiều loại yến và én biển với cái đuôi chẻ ra h́nh chữ V. Trên các đảo có các chim Stéganopodés và Zosterops là "Chim Sâu Nghệ"[193]

 

H́nh 113. Chim Báo Băo Shearwater

 

Trong các loài chim biển, có một loài chim thường ít gặp tại vùng duyên-hải, nhưng khi ta thấy chúng bay th́ có thể băo đang thổi tới. Đó là chim báo bão hay mòng biển. Loài chim này thích sinh-hoạt ngoài biển khơi, tránh xa đất liền chỉ khi nào gặp phải sóng to, băo lớn mới bị lạc vào bờ mà thôi. Chim báo bão lớn hơn chim bồ câu một chút, cánh và lưng đen, bụng trắng.

Một con chim báo bão (Manx shearwater) mới đây đã làm các chuyên gia sửng sốt, khi nó dọn ổ để đẻ và ấp lứa con mới trong lễ “thượng thọ” 50. Đây là con chim già nhất nước Anh, được tìm thấy ở bờ biển phía bắc xứ Wales.

Theo tính toán của các nhà khoa học, ở tuổi 50, với vô số lần di cư giữa hai lục địa Âu-Châu và Nam-Mỹ, con chim báo bão già nua này đã bay tổng cộng 8 triệu km, gần gấp 20 lần quãng đường giữa trái đất và mặt trăng.[194]

 

H́nh 114. B́a sách “Chim Việt Nam”

 

Một số chim biển khác nữa sinh sống trong Vịnh Bắc-Việt có thể t́m thấy trong cuốn sách “Chim Việt-Nam”[195]. T́nh-trạng chung của cá, chim, rùa… vùng trung-tâm Vịnh hiện-thời đang thay đổi. Ḥn đảo độc nhất ở giữa vùng là Bạch-Long-Vĩ nay đă có cả ngàn người cư-trú. Người chiếm chỗ trú-ẩn của chim và nơi sinh-sản của chim cũng bị mất luôn.

 

5.4 - Rùa Biển và Rùa Nước Ngọt 

Rùa biển sinh sản trong vùng nhiệt-đới. Rùa đẻ trứng vùi trong cát. Trứng rùa cần nhiệt-độ cao mới nở được. Rùa biển Việt-Nam rất to lớn, từng là đề-tài những câu truyện của những người Trung-Hoa và Âu-Châu lúc xưa. Cũng như chim biển, rùa biển cũng đă bị con người cướp mất đảo là khoảng không-gian sinh-tồn của chúng nơi giữa Vịnh Bắc-Việt.

Loài rùa biển da dày (leather turtle) hay con vít rất lớn, có thể dài tới 2,7 mét, nặng 900 kg. Một loại rùa biển khác có giá-trị thương-mại đáng kể là đồi-mồi. Nhiều sản-phẩm rất mỹ-thuật làm bằng mai đồi-mồi bán được giá cao trong cả hai thị-trường quốc-nội và quốc-ngoại. Khi để lớn hết cỡ, mỗi con có thể cho tới 3.6Kg đồi-mồi. V́ bị đánh bắt bừa băi từ lâu, giống đồi mồi chỉ c̣n được nh́n thấy rất ít ở Hải-Ninh cũng như tại các nơi khác trong Vịnh Bắc-Việt.

 

H́nh 115. Tem thơ Sự-tích Hoàn-Kiếm: B́nh-Định-Vương Lê-Lợi trả lại Linh-kiếm cho Rùa vàng của Hồ Gươm

 

Rùa nước ngọt, đặc-biệt là rùa Lê-Lợi Hồ Hoàn-Kiếm (Rafetus leloii) và Thần Kim-Quy (Rùa Vàng) xuất-hiện trong văn-chương và lịch-sử nước ta rất nhiều lần.

 

H́nh 116. Khi An-Dương-Vương thua trận, chạy đến Núi Mộ-Dạ th́ Thần Kim-Quy hiện lên… 

 

Rùa là loài động-vật máu lạnh (biến nhiệt), do có cơ quan hô hấp phụ nên có thể lặn sâu dưới nước cả tuần, thậm chí cả tháng. Rùa thường ăn rong, tảo và cả các động-vật như tôm, cua, cá... Rùa biển có con nặng đến 600-700kg. Tại tỉnh Ḥa B́nh năm 1993, người dân bắt được một con thuộc loài ba ba lớn (có đặc điểm tương-đối giống rùa hồ Gươm) nặng đến 121kg.[196]

 

H́nh 117. Một loại Rùa thường thấy trên đất Việt-Nam. Batagur baska (Gray 1831). Illustration by Urs Woy.

 

5.5 - Vùng bay của Chim Di-điểu

            Việt-Nam nằm trên bờ phía Đông của bán-đảo Đông-dương. Động vật nước ta được xếp vào phạm vi “động vật viễn đông”. Bản-đồ ghi nhận Bán-đảo Đông-Dương và Biển Đông nằm ở khu trung-ương những đường bay thường-xuyên của các giống chim di-cư, gọi theo một tên quen thuộc của giới điểu-học là Đường Bay Á-Đông/Úc-Đại-Lợi “East Asian – Australasian Flyway”.

Có nhiều loại chim di-điểu nhận nước ta làm nơi tạm-trú trong cuộc đời nay đây mai đó của chúng. Nhiều loài chim từ Tây-Bá Lợi Á bay xuống cũng như Úc-Châu bay lên, ghé qua và tạm ngừng nghỉ một vài tuần hay năm ba tháng tại đây.

Người ta biết rằng động-vật di-chuyển để kiếm thực-phẩm. Khi mùa thay đổi, thường là vào mùa Đông, đồ ăn khan-hiếm ở vùng vĩ-độ cao, thú-vật và chim-chóc đều đi t́m thực-phẩm. Giống chim nhờ bay nhanh, hợp thành đoàn cùng di-chuyển về phía xích-đạo có nắng ấm để kiếm ăn.

            Ngỗng và Vịt trời bay rất xa ở cao-độ tới 29,000 feet, tức là cao hơn cả núi Everest. Bộ lông chúng giữ nhiệt rất tốt, chúng dùng may áo ấm. Trước khi bay hay khi v́ đói, mệt phải nghỉ lại, các loài chim di-điểu cần ăn thật nhiều để có sức thực-hiện cuộc hành-tŕnh. Có con tăng trọng-lượng thân-thể lên gấp rưỡi.

           

H́nh 118. Đường bay của di-điểu “East Asian – Australasian Flyway”.

 

Trên 200 loài chim tham gia vào đường bay này, một số chim quư như 15 loài di trú đang bị đe doạ tuyệt-chủng trên thế giới cũng t́m thấy ở Việt-Nam. Những loài tiêu-biểu thuộc họ vịt trời, c̣, én… có tên Khoa-học kèm Anh-Ngữ như sau:

Gaviidae           Loons               Vịt    

Podicipedidae    Grebes              Cộc trắng

Phalacrocoracidae Cormorants   C̣ng Cọng

Pelecanidae      Pelicans            Chằng bè

Ardeidae           Herons, Egrets and Bitterns Diệc

Ciconiidae         Storks               Hạc

Threskiornithidae Ibises and Spoonbills C̣ Th́a

Phoenicopteridae Flamingos       Hồng-hạc

Anatidae           Swans, Geese and Ducks Ngỗng

Gruidae             Cranes              Sếu

Laridae             Gulls, Terns and Skimmer  Hải-âu

Rallidae            Rails, Gallinules and Coots Cuốc

Charadriidae     Plovers             Óc cau

Heliornithidae    Finfoots

Jacanidae          Jacanas

Dromadidae      Crab Plover

Haematopodidae Oystercatchers

Recurvirostridae Stilts and Avocet

Glareolidae        Pratincoles

Scolopacidae     Sandpipers

 

           

H́nh 119. Những nhà điểu-học Úc-Đại-Lợi cho rằng giới-hạn của “East Asian – Australasian Flyway”rất rộng

 

Những loài chim sinh sống trên các băi biển cũng là các loài chim di-điểu tham-dự vào đường bay East Asian – Australasian Flyway[197]. Đó là những con chim ăn cua, ốc, dă-tràng, ṣ hến...

 

5.6 - Di-điểu Thuần-hóa thành Gia-súc

Trong những loài di-điểu, nhiều loài đă được người Việt-Nam thuần-hóa thành gia-súc từ lâu như:

- Vịt, Ngan để lấy thịt và trứng

- Ngỗng được nuôi để ngoài mục-đích lấy thịt, đôi khi dùng để dữ nhà như chó. Khi thấy người lạ, chúng vừa kêu lớn vừa nhảy tới mổ cắn dữ tợn.

- Chim c̣ng cọc (cormorant) có khả-năng lặn xuống bắt cá. Người ta cho nó đeo một cái ṿng ở cổ để ngăn nó nhuốt cá. Khi nào c̣ng cọc bắt được nhiều cá, ṿng được lấy ra cho chúng ăn.

- Các loài chim quư, đẹp, tiếng hót hay nuôi làm cảnh như khiếu, hoạ mi, sáo, vẹt, yểng, công, trĩ… Mới đây có phong-trào nuôi cả cu gáy, bách thanh, khuyên và chim sẻ Nhật Bản.

 

H́nh 120. Chim C̣ng Cọc -Double-crested Cormorants- là loài di-điểu

 

H́nh 121. Chim C̣ng Cọc bắt cá rất giỏi.

 

 

 

 

H́nh 122. Ngỗng trời (Graylag Goose) là loại chim di-điểu nặng tới 4.5Kg. Vùng sinh-sống của chúng rất rộng lớn, gần như khắp lục-địa Á-Châu.

           

 

H́nh 123. Chim Bồ Nông xem ra có vẻ năng nề, nhưng là giống di-điểu bay xa nhiều nơi.

 

5.7 - Hệ Động-vật Hoang-dă trên các Đảo  

Theo thống-kê gần đây của Viện Hải-dương-học Việt-Nam, các vùng biển và bờ biển nước ta có 94 loài thực-vật ngập mặn, 2,175 loài cá biển, 21 loài ḅ sát, 21 loài thú biển...và 1,290 loài động thực-vật sống trên các đảo và quần-đảo. Không chỉ đa-dạng về loài, vùng biển Việt-Nam c̣n được đánh giá là đa-dạng về hệ sinh-thái tiêu biểu của vùng biển nhiệt-đới, với rạn san-hô, cỏ biển, rừng ngập mặn...

Thế nhưng trừ một số đảo lớn như Cát Bà, Vĩnh Thực, Cái Bầu v.v... c̣n giữ được lớp phủ rừng tương-đối tốt, tuyệt đại bộ phận các đảo khác chỉ c̣n trảng cây bụi thứ sinh (thí-dụ ở Bạch-Long-Vĩ), trảng cỏ thứ sinh, trảng cây bụi (trên các đảo đá mẹ granit hay ngay cả trên đá badan). Sự mất lớp phủ rừng làm cho đất dễ bị xâm thực nên thường mỏng và có nơi trơ đá gốc như mọi người đều biết, nhưng tai-hại hơn là làm thiếu vắng ḍng chảy trên mặt, đặc biệt là ḍng chảy thường xuyên. Trong số hàng ngh́n đảo ven bờ, các ḍng chảy thường xuyên các sông hoặc ngay cả suối - chỉ thấy có ở quần-đảo Cô Tô - Thanh Lam, Cái Bầu, Cát Bà.  

 

H́nh 124. Vùng đảo đá vôi trong Vịnh Hạ-Long là một sinh-cảnh đặc-biệt, c̣n cần được nghiên-cứu thêm   

 

Khu hệ động-vật hoang trên các đảo cũng tương tự như trên đất liền tiếp cận. Do bị ngăn cách với bờ biển bởi những khoảng không-gian nước rộng hay hẹp tùy nơi, động-vật trên các đảo ít bị săn đuổi và triệt hạ nhanh chóng như trên đất liền. Diện-tích đảo cũng đóng vai tṛ quan-trọng: những đảo lớn như Phú Quốc, Ba Mùn, Côn Đảo, Cát Bà c̣n giữ được khá tốt tính đa-dạng sinh-học. Đảo Cát Bà cùng với Côn Đảo được công-bố là vườn quốc-gia. Một số loài động-vật chỉ thấy có trên các đảo chứ ít khi gặp trên đất liền, thí-dụ như voọc đầu trắng ở Cát Bà. Có thể đấy là những loài đặc hữu mang nhiều ư nghĩa khoa-học và kinh-tế.

 

5.8 - Ếch Nhái không thích Biển

Việt-Nam có hơn 80 loài lưỡng cư phân-bố khắp nơi nhưng rất hiếm thấy chúng ngoài hải-đảo, đặc-biệt hoàn-toàn vắng mặt nơi các đảo nhỏ..

Động vật lưỡng cư là các loài sống được cả trên cạn và dưới nước. Lúc nhỏ, chúng giống như cá, thở bằng mang. Khi lớn, chúng sống trên cạn, thở bằng phổi. Cơ thể của động vật lưỡng cư hiện đại được phủ một lớp da nhẵn nhụi với nồng độ muối trong thể dịch và trong máu thấp hơn rất nhiều so với hàm lượng muối trong nước biển. Nếu động vật lưỡng cư xuống biển, do hàm lượng muối ở đây rất cao, cơ thể chúng sẽ bị rút một lượng lớn nước, gây sự chết chóc.

Hiện nay, đặc-biệt chỉ có một vài loài ếch biển, sống ở bãi bùn ven đảo Hải Nam và một số nước Đông Nam Á. Lớp da của chúng có lẽ đă tiến-hóa, không c̣n hiện-tượng “thẩm-thấu’ tác-dụng hay chăng? 

Nếu trên một số đảo c̣n năm ba các động vật lưỡng cư; ngườ́ ta có lý giải cho điều này như sau: Có lẽ do từ xa xưa, các đảo từng là một phần của đại lục. Sau này, chúng mới tách khỏi đất liền, thành đảo. Nói chung, giống loài của động vật lưỡng cư trên đảo, so với đất liền thì ít hơn nhiều.[198]

 

 

H́nh 125. Ếch nhái là loài lưỡng-cư

 

5.9 - H́nh-ảnh Điển-h́nh về Sinh-vật Hải-đảo: Cồn Cỏ

Trong mấy ngàn đảo Vịnh Bắc-Việt, đảo Cồn Cỏ có thể là đảo điển-h́nh về đời sống sinh-vật phong-phú.

Cồn Cỏ tuy nhỏ nhưng có tới 3 kiểu thảm thực-vật chính, đó là (1) rừng thường xanh đất thấp, (2) dạng thảm cỏ và (3) cây bụi rậm. Kiểu rừng thường xanh đất thấp đặc trưng bởi các loài Cồng Calophyllum inophyllum, Cḥ xanh Terminalia catappa và Lộc vừng Barringtonia asiatica. Tất cả có đến 118 loài thực-vật đă ghi nhận được trên đảo.[199] 

Điều rất đáng quư nữa là đảo tuy nhỏ nhưng vẫn có nguồn nước ngọt đủ nuôi sống con người. Thực-vật trên đảo khá phong phú, rậm rạp chiếm 3/4 diện-tích đảo. Rừng trên đảo có những loài cây lạ mà trong đất liền không có; có cây thân cao vằn vèo nhiều đốt; có cây thân thẳng, nhẵn như cây ổi, nhưng rất to cao, gỗ cứng và nặng, khi bị xây xát nhựa chảy ra đỏ như máu nên gọi là cây dầu máu. Lại có loài khoai dại, lá to hơn cả lá chuối, góp phần giúp người che nắng che mưa. Trên đảo c̣n có cả những rừng bàng, mùa thu, lá bàng đỏ ối cả một vùng. Các giống cây ăn trái được th́ có dâu da, chuối, đu đủ... Năm 1989, 4,000 cây dừa tượng-trưng cho 4,000 năm dựng nước và giữ nước được mang ra trồng trên đảo. Đến nay, dừa đă bắt đầu xanh tốt và cho quả.

Thế-giới động-vật trên đảo tuy không nhiều về chủng loại nhưng cũng khá độc đáo. Trên trời th́ có chim cu cờm, chim én. Dưới đất th́ có loài rắn lục xanh nhỏ nhưng rất độc, có thể dùng làm thuốc. Lại có loài cua đá to gần bằng bàn tay, đêm đến ḅ ra rào rào, là nguồn thực phẩm dồi dào và quan-trọng trên đảo.

Ngoài biển Cồn Cỏ có giống rắn biển, c̣n gọi là con đẻn, chỉ dài khoảng một sải tay nhưng độc không kém rắn lục. Rượu ngâm đẻn là loại thuốc chữa đau lưng, nhức mỏi, rất được nhiều người ưa chuộng. Biển c̣n loài hải-sâm đen, trắng, to bằng ngón chân cái, dài bằng gang tay, vừa là vị thuốc quư, vừa là món ăn ngon, được xếp ngang với yến sào. Một giống nhuyễn-thể khác nữa có rất nhiều ở bờ biển Cồn Cỏ là ốc nón, luộc ăn rất ngon, vỏ ốc có thể dùng làm đồ trang-sức, mỹ-nghệ..[200]

Kết quả của các lần điều-tra về hệ sinh-thái biển đă t́m thấy 52 loài tảo biển, 119 loài san-hô, 89 loài nhuyễn-thể, 10 loài động-vật da gai, 9 loài giáp xác và 267 loài cá biển, trong đó có 77 loài sống ở vùng san-hô (Nguyễn Chu Hồi et al. eds. 1998). Các rạn san-hô ở khu bảo-tồn biển Đảo Cồn Cỏ thuộc loại hiếm ở vùng biển vịnh Bắc-Việt, chúng chỉ có ở độ sâu hơn 10 m. Tại những độ sâu đó th́ các loài san-hô chiếm ưu-thế thuộc các giống Pocillopora và Millepora.[201]

Biển Cồn Cỏ có giống rắn biển, c̣n gọi là con đẻn, chỉ dài khoảng một sải tay nhưng độc không kém rắn lục, rượu ngâm đẻn là loài thuốc chữa đau lưng, nhức mỏi, rất được nhiều người ưa chuộng. Dưới biển c̣n hải-sâm đen, trắng, to bằng ngón chân cái, dài bằng gang tay, vừa là vị thuốc quư, vừa là món ăn cao cấp, được xếp ngang với yến sào. Một giống nhuyễn-thể khác nữa có rất nhiều ở bờ biển Cồn Cỏ là ốc nón, luộc ăn rất ngon, vỏ ốc có thể dùng làm đồ trang-sức, mỹ-nghệ.

Hiện nay, thế-giới động-vật trên đảo Cồn Cỏ không ngừng được bổ sung từ đất liền. Số trâu, ḅ, dê, lợn, gà... trên đảo cứ ngày một tăng. Điều này thực là nguồn vui cho lính đảo, nhưng thực-sự đang làm tan ră sinh-cảnh nguyên-thủy quư-hiếm của đảo.

 

5.10 - Sinh-cảnh Rạn san hô

Việt Nam có 350 loài san hô, trong đó có 95 loài ở vùng biển phía Bắc và 255 loài ở vùng biển phía Nam

Rạn san hô rất phong phú về sinh cảnh biển với số lượng các loài hải-vật đầy màu sắc. Những chức năng quan trọng của rạn san hô bao gồm nghề cá, bảo vệ vùng ven biển chống sói ṃn và du lịch biển. Ở Việt Nam, rạn san hô phân bố rải rác suốt cả khu vực. Có sự gia tăng đa dạng rơ rệt về cơ cấu sinh-hoạt và và loại h́nh hải-vật từ Bắc xuống Nam.

Mặc dù Vịnh Bắc-Việt nằm ở trong vùng nhiệt đới nhưng trong mùa đông, ḍng nước từ eo biển Quỳnh-Châu chảy vào đă làm giảm nhiệt độ mặt biển Vịnh Bắc-Việt xuống tới 160C. Nhiệt-độ thấp hạn chế sự phát triển của những hải-sinh-vật, đặc-biệt các cộng-đồng loài lưỡng tính. Hơn nữa, hoạt động kết hợp của nước mặn nổi trong mùa gió băo, giao động nhiệt độ lớn giữa các đợt nước triều, phù sa và bùn lầy lắng đọng ngăn-cản ánh-sáng mặt trời; tạo nên các tác động cản trở sự lớn mạnh của các rạn san hô trong vịnh.

H́nh 126. Sinh-vật đầy màu sắc của rạn san-hô

 

Tất cả các rạn san hô ở bắc Việt Nam đều là các rạn ŕa. Phần lớn các rạn này ngắn và hẹp hoặc dưới h́nh thức các đám san hô nhỏ bé rải rác bao quanh những đảo và ghềnh đá.

            Viện Hải-sản cho biết công việc khảo sát rong biển, động vật đáy, san hô và rạn san hô nước ta phần lớn c̣n sơ lược[202]. Chi-tiết về thành phần các loài, sự phân bổ, hiên-tượng sinh-thái học và cấu-trúc quần-xă sinh-vật sống ở rạn san hô... c̣n bỏ trống. Cá và nguồn lợi hải sản cũng chưa có số liệu xác-đáng. Đó là chưa nói các yếu tố về vật lư, địa lư địa mạo, hoá học biển chưa được nghiên cứu nhiều.

 

5.11 - Những loại Cá biển Việt-Nam

Có ít nhất là 2000 loài cá biển[203] sống trong hải-phận Việt-Nam. Thăm ḍ cho biết Cá Thu (Decapterus maruadsi) là loại cá hiện-diện nhiều nhất của biển nước ta. May mắn cá đó cũng là thứ cá thương mại, thịt ngon. Cá này dài 15.4cm nặng trung-b́nh 63g. Có nhièu con lớn hơn, nặng gấp 2,3 lần.

 

H́nh 127. Cá Thu là loại cá thấy nhiều nhất trong vùng biển Việt-Nam (Decapterus maruadsi)

 

Biển Đông được xếp vào loại các vùng biển có nhiều hải-sản vào hạng nh́, sau các vùng biển hạng nhất như Hoàng-hải, Baltic… Biển Đông bao quát một khu-vực quá rộng lớn, nhiều khu-vực quá sâu, xa bờ, ít thực-phẩm dinh-dưỡng cho các hải-sinh-vật. Tuy nằm trong vùng này nhưng hải-phận Việt-Nam lại là một khu-vực có mật-độ hải-sản khá cao. Đặc-biệt nhất là biển Nghệ-An ngoài khơi Diễn-Châu. Trong cuộc thăm-ḍ vào tháng 4 và tháng 5-1999, người ta ghi nhận có vị-trí mà mật-độ hải-sản vượt cao tới mức tối-đa bất ngờ là  113.0 tonnes/km2. Rất ít nơi nào trên thế-giới đạt mật-độ cao đến như vậy.

Nhờ mạng lưới điện-toán giúp việc phổ-biến tài-liệu,  người ta có thể truy-cứu dễ-dàng đặc-tính của mọi loài hải-sản. Chẳng hạn, qua mang lưới “http://www.fishbase.org” người ta t́m ra thật nhanh chi-tiết liên-hệ đến:

- 703 loài cá bước lợ (Marine/Brackish Fishes)

- 43 loài cá ăn ch́m

- 1016 loại cá Việt-Nam thông thường

- 2,710 loại cá Biển Đông

- 26,585 loại hải-sản với 121,410 tên thông-dụng địa-phương.

            Trong thời-gian trước 1975, Nha Ngư-Nghiệp thuộc bộ Canh-Nông của Việt-Nam Cộng-Ḥa đă lập một bảng danh-sách các hải-sản chính tại Biển Đông như sau:

-Cá ăn nổi: Cá Cơm, Cá Thu ống, Cá Bạc má, Cá Nhám, Cá Rựa, Cá Sọc mướp, Cá trích, Cá ngừ, Cá chuồn, Cá Nục, Cá Ṣng.

-Cá ăn ch́m: Cá chim, Cá Chét, Cá Gộc, Cá Mối, Cá Thiều, Cá Đổng, Cá Bàn xa, Cá Đỏ gịa, Cá Hố, Cá Đuối.

- Các hải-sản khác có thể mang lại những nguồn lợi lớn như tôm, cua, mực, bào ngư, vi cá, rong biển ...

            Trong vịnh Bắc-Việt, số cá ăn ch́m không nhiều v́ tầm nước nông cạn. Trong khi trung-b́nh độ sâu của vịnh chỉ vào khoảng 30m, cá ăn ch́m ưa-thích những vùng biển sâu hàng trăm thước nước. 

 

5.12 - Sinh-vật vùng Ngập Nước

            Trước đây, ít người lưu-tâm đến những vùng ngập nước, cho rằng khu-vực đó hoang vắng, lau lách đ́u-hiu, ếch nhái làm tổ… không có giá-trị. Thật ra về phương-diện sinh-học, vùng ngập nước giữ vai-tṛ quan-trong đến độ gần như quyết-định cả sự phát-triển hay sự tồn-tại môi-sinh của một quốc-gia . [204]

            Gần đây trong Kế-hoạch Bảo-tồn Môi-Sinh, định-nghĩa của “Vùng Ngập Nước” đă thay đổi. Theo đó, không những các khu lân cận băi biển như Trà Cổ, Ḥn Gay, các vùng cửa Sông Mă, Sông Cả, Sông Chu… mà hầu hết cả khu-vực Châu-thổ rộng lớn của Sông Hồng và Sông Thái-B́nh đều được xếp hạng vào “Vùng Ngập Nước”. Hiệp-hội Chim Chóc Quốc-Tế BirdLife International phân-loại tới 40 kiểu sinh-thái ngập nước ở Việt-Nam như như rừng tràm, đước, lau sậy, ao, hồ, vùng cửa sông, các trảng cỏ ngập nước theo mùa. đầm lầy, rừng ngập mặn, băi bồi và các ao nuôi thuỷ sản…   

Vùng ngập nước bao trùm gần 1/5 nước ta lại cũng là những vùng đông dân và kỹ-nghệ phát-triển. BirdLife International lưu-ư rằng những vùng ngập nước của Việt-Nam chính là khu-vực sinh-thái đang bị đe-dọa nhiều nhất cho sự tồn-tại của nhiều loài sinh-vật. Hiệp-hội này phổ-biến một danh-sách chim-chóc có cơ nguy bị tuyệt-chủng khắp thế-giới là 33 loài. Trong đó 15 loài đang nhờ những khu ngập nước của Việt-Nam mà cố gắng sinh-tồn. Đứng đầu sổ “Tử-thần” là C̣ Quắm Vai Trắng cánh xanh White-shouldered Ibis Pseudibis davisoni, C̣ Mỏ Th́a Mặt Đen Black-faced Spoonbill Platalea minor, Già đẫy nhỏ Lesser Adjutant Leptoptilos javanicus and C̣ “ô tác” Bengal Florican Houbaropsis bengalensis (BirdLife International 2000).

 

H́nh 128. Sinh cảnh những vùng ngập nước quanh Vịnh Bắc-Việt rất phong-phú

 

5.13 - Sự Sống khởi-sự từ Vùng ngập Nước ngọt

Ngay từ thời “khai-thiên lập-địa”, vùng ngập nước đă từng giữ vai tṛ quan-trọng trong việc khai-sinh đời sống trên địa cầu. Nói chi-tiết hơn, các tế-bào sinh-vật đầu tiên xuất-hiện trước hết trong những vùng ngập nước ngọt như ao, hồ, đầm lầy tương-tự như chúng ta thấy tại châu-thổ Bắc-Việt ngày nay. Khám-phá này c̣n rất mới, xin mời Quư-Vị xem qua bài báo ngắn ngủi dưới đây:

Nhóm nghiên cứu của Charles Apel, Đại học California ở Santa Cruz (Mỹ), đã thành công trong việc tạo ra các dịch thể hình cầu trong môi trường nước ngọt. Tuy nhiên, khi chuyển qua nước mặn, các dịch thể liền bị phá hủy. Rõ ràng, môi trường nước mặn không thích hợp cho cấu trúc sống này.

Bình luận về phát hiện của nhóm Charles Apel, nhà địa chất học Paul Knauth thuộc Trường Đại học Arizona nói rằng: "Cách đây trên 1 tỷ năm, nước biển còn mặn gấp đôi hiện nay, vì thế việc hình thành sự sống là rất khó khăn". Nhà sinh học Robert Hazen, Viện Carnergie ở Washington thì nói: "Lâu nay chúng ta đều tin rằng cuộc sống hình thành ở đại dương, nhưng xem ra, nó đã bắt đầu ở một cái ao nào đó"[205].

 

5.14 - Các Đơn vị Địa-Sinh-Học

Ngoài đơn-vị sinh-học đặc-biệt biển là Vịnh Bắc-Việt, người ta có thể dễ dàng chia lục-địa Việt Nam thành một số các đơn vị địa sinh học đất liền trên cơ sở sự khác nhau về tổ hợp những loài và các giới hạn phân bố những loài chỉ thị.

Bắc Việt Nam (được biết về sinh học là Bắc bộ) cho thấy một vài khu vực ở những mức độ khác nhau được phân chia bởi các con sông lớn (sông Đà, sông Mă, sông Cả, v.v...). Sự phân bố các loài thú linh trưởng và một số loài chim đặc hữu cho thấy tầm quan trọng của những con sông này làm ranh giới cho các loài động vật.

Cuối cùng là dăy Hoàng Liên Sơn với những ngọn núi cao ở Tây Bắc đất nước cũng là một đơn vị đặc thù nối với dăy núi Hengduan của Trung Quốc, phía đông dải Hymalaya . Những dăy núi này cao hơn dăy nũi nối ở lănh thổ Việt Nam rất nhiều và cho ta thấy một hệ động thực vật hoàn toàn khác biệt.

 

H́nh 129. Trung-tâm Đa-dạng Sinh-học ngăn bởi các sông lớn và dăy núi cao: I-Tả ngạn Sông Hồng. II-Giữa Sông Hồng và Sông Đà. IV- Hữu-Ngạn Sông Đà., SôngMă. V- Trường-Sơn

 

5.15 - Hệ-thống Môi-sinh và Cá Nước Ngọt Việt-Nam

Nước mặn ở ngoài biển, nước ngọt ở trong đất liền. Về sinh-học nước ngọt, khu-vực quanh Vịnh Bắc-Việt được đề-nghị phân-chia thành các vùng địa-lư như trong bản-đồ đính kèm.

            Các sinh cảnh nước ngọt cũng được xếp vào một số những đơn vị địa sinh học đặc thù (Mai Đ́nh Yên, 1985, 88, 91). Có hai tiểu vùng chính của vùng Viễn đông gọi là tiểu vùng Nam Trung Quốc bao gồm tất cả các hệ sông ở Bắc Việt Nam về phía Nam tính đến Huế.

 

H́nh 130. Các sinh-vật dưới nước chia theo hệ-thống nước ngọt, Bắc Việt-Nam có thể chia ra 5 vùng địa-lư.

 

Cá nước ngọt Miền Bắc Việt-Nam đă được thống-kê hầu hết. Một số sách về loại này đă được xuất-bản trước đây. Tài-liệu cập-nhật-hóa tiêu-biểu về các giống cá Bắc-Việt-Nam được t́m thấy trong cuốn sách nhan-đề “Freshwater Fishes Of Northern VietNam” do Maurice Kottelat, xuất-bản năm 2001.

Sách này mô-tả đặc-tính của 268 loại cá t́m thấy tại Bắc-Việt cho đến Sông Cả. V́ sinh-cảnh khu-vực này thuộc tiểu vùng Nam Trung-Hoa nên tác-giả cũng so-sánh những khác-biệt giữa cá Việt-Nam với đồng-loại của chúng ở Vân-Nam, Quảng-Tây, Quảng-Đông và Hải-Nam. Ngoài ra, Kottelat đă nỗ-lực quốc-tế-hoá sự định-danh theo “International Code of Zoological Nomenclature”. Văn-pḥng Environment and Social Development Unit trách-nhiệm phân-phối (East Asia and Pacific Region, World Bank, 1818 H St NW, Washington DC 20433, USA. E-mail: twhitten@worldbank.org).

Một tài-liệu nữa hơi cũ của Kuronuma, K.1961.A Checklist of the fishes of Vietnam. Division Of Agricultural and Natural Resources: U.S.O.M.: pp.15.

Những tác-giả Việt-nam như Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Nhật Thi. 1994. Checklist of marine fishes in Vietnam. Vol. 2. Osteichthyes, from Elopiformes to Mugiliformes.Science and Technics Publishing House, Vietnam.

Bà Nguyễn-Thị-Nga và một số Khoa-học-gia khác cũng viết một số tài-liệu liên-hệ đến hải-sản Việt-Nam.

 

5.16 - Những loài Cá biển và những loài không phải Cá

            Một số lớn các thủy-tộc thông-thường mà ta thấy ở bờ biển Việt-Nam là cá thu, cá nhám, cá hồng, cá mú, lươn bể, cá đuối, cá mực, đồn đột, tôm cua, ṣ ốc...

            Biển Đông có nhiều loại cá đáng kể là những mối lợi lớn về kinh-tế. Chúng tôi xin tŕnh bày về các loài cá của ngư-nghiệp trong phần tài-nguyên-hải-sản, ở đây chúng tôi xin nói vài điều về những hải-sinh-vật lớn như cá voi, cá heo.

- Chúng ta thường hay gọi cá voi, cá ḱnh, cá heo nhưng trong sinh-vật-học, chúng không phải loài "Cá" mà được xếp hạng cùng với con người trong loài "hữu-nhũ" (có vú - Mammalia) máu nóng, thở bằng phổi, đẻ con nhỏ (không đẻ ra trứng.) Cá voi thực-sự (true whale) không có răng cứng mà chỉ có những màng lưới bằng sụn mềm xếp kín như cái lược. Chúng sống bằng các phiêu-sinh-vật (plankton) là những sinh-vật nhỏ li-ti sống trôi nổi trong nước.

- Viện Nghiên-cứu Đông-Tây tại Hawai cho biết ở Đông-Nam-Á có tới 11 loài cá voi được xếp thứ-tự nh́n thấy sinh-sống nhiều ít như sau: Bryde's whale, Sperm whale, Sei whale, Fin whale, Blue whale, Minke whale, Goosebeaked whale, Humpback whale, Beaked whale, Black right whale, Pygmy sperm whale.

- Những loài cá voi lớn nhất ít khi xuất-hiện trong Vịnh Bắc-Việt v́ tầm nước không được sâu lắm. 

- Người Việt lúc xưa cũng săn cá voi như mọi giống dân Á-Đông khác. Dân duyên-hải nước ta chỉ mới thờ cá voi cách nay không lâu khi Nam-tiến, tiếp-xúc nhiều với người Chiêm-Thành. Đền thờ cá voi bắt đầu thấy xuất-hiện từ Quảng-Trị xuôi về các tỉnh miền Nam.

 

H́nh 131. Các loại cá voi

           

-          Ngoài cá voi, Biển Đông cũng là nơi sinh sống của loại cá heo (Delphinadae). Trong sinh-vật-học, người ta cho rằng cá voi và cá heo có nhiều điểm tương-tự; trừ ra cá heo có hàm răng, chúng sinh sống bằng các loại cá nhỏ và cá mực.

-           

H́nh 132. Một bức tranh nghệ-thuât về cá heo

 

Cá heo vùng biển nước ta có vài điểm hơi khác biệt nên thường được gọi là cá heo South China Sea hay Malacca Dolphin. Chúng đi từng bày, thân dài trong khoảng từ 1.5m tới 2m, bơi rất nhanh và thích đùa dỡn khi chạy qua chạy lại trước mũi tàu những khi đẹp trời.

            Tin-tức từ Việt-Nam cho biết xác cá heo đôi khi thấy nằm chết ở bờ biển Vịnh Bắc-Việt. Có nhiều con chết v́ mắc lưới khi chúng đuổi săn mồi.

 

5.17 - Thực-vật Phong-phú trên Quê-hương ta

Vịnh Bắc-Việt lúc xưa có giai-đoạn là những cánh rừng nhiệt-đới xanh tươi. Gần như toàn-thể lănh-thổ và hải-phận nước ta khi trước lúc biển cạn cũng từng được bao-phủ bởi mọi loại rừng cây cối trùng-điệp. Đó là món quà thiên-nhiên miễn-phí, c̣n công-tŕnh nhân-tạo vườn cỏ, chậu hoa… và bóng mát thành-phố cần chi-tiêu nhiều công-sức và tiền-bạc.

Thực-vật Hà-Nội là một điển-h́nh, Theo Công ty Công viên Cây xanh, mỗi mùa xuân từ tháng 1 đến hết tháng 4, nhiều công-tác được thực-hiện. Năm 2002 sẽ có 6.000 cây được trồng tại các phường, khu tập thể, trường học của quận Thanh Xuân, Cầu Giấy. Các tuyến phố của quận Hai Bà Trưng, Ba Đình cũng được bổ sung nhiều cây bằng lăng, sữa, sấu.

Thành phố hiện có 200.000 cây, thuộc 150 loài, tập trung chủ yếu ở Hoàn Kiếm, Ba Đình. Năm 2001, tỷ lệ cây xanh Hà Nội là 4,1 m2/người. Các kỹ sư cho biết, quỹ đất Hà Nội dành cho vỉa hè rất hạn hẹp nên việc tăng diện tích phủ xanh tương đối khó khăn. Với những con đường như Nguyễn Lương Bằng, Tôn Đức Thắng, Tây Sơn, Cầu Giấy... phương án duy nhất là trồng cây ở dải phân cách. Tuy nhiên, để đảm bảo không khuất tầm nhìn của người đi lại, cây trồng ở đây chỉ có thể là hoa, thảm cỏ. Những loại này lại không cho bóng mát, chỉ có tác dụng làm mềm dải phân cách. Một số loại cây trồng đă được chọn lựa.

 

5.18 - Một Thế-giới Động-vật Phong-phú

Chúng tôi chọn mấy đoạn sau của Giáo-Sư Trang 92-93 Lê Bá Thảo phát-biểu về một thế-giới đông-vật phong-phú Việt-Nam như  sau:

So với giới thực-vật, giới động-vật ở Việt Nam- mặc dù đă có nhiều công-tŕnh nghiên-cứu từ lâu - nhưng không phải là đă phát hiện được hết, ở trên rừng cũng như ở dưới biển. Bằng cớ là đến năm 1992, c̣n phát hiện được ở rừng Vũ Quang (Hà Tĩnh ) một loài thú móng guốc lớn mới- một loài dê rừng sừng dài ( Ox Pseudoryx Nghetinhensis)- đồng thời cũng là một giống (Chi) mới trong khoa-học .

 

H́nh 133. Vịnh Bắc-Việt lúc xưa có giai-đoạn là những cánh Rừng Nhiệt-đới

 

Đặc điểm của giới động-vật ở Việt Nam là tính nhiệt-đới của nó, biểu hiện ở chỗ số lượng loài th́ rất nhiều và song xen kẽ, nhưng số lượng cá thể th́ ít. Các loài đặc trưng cho hệ động-vật cổ nhiệt-đới đều thấy có ở Việt Nam như cheo ( Fragulus), đồi (Tupaia), chồn bay (cynocephalus), cầy mực (Arctistis),Cu li (Nycticebua),vượn (Hylobates), tê tê (Manis pentadactyla), voi (Elephas maximus), heo ṿi (Tapirus indicus) và tê giác (Dicerorhinus sumatrensis và Rhinoceros sondaicus)

Rừng rậm nhiệt-đới ẩm xanh quanh năm và rừng rậm nhiệt đới mưa mùa có giới động-vật phong-phú nhất. Tuy nhiên chính rừng thưa và xavan cây bụi mới là nơi cư trú của nhiều loài thú móng guốc có giá trị như tê giác và voi, hươu nai (Cervidae), ḅ rừng (Bos javanicus), ḅ tót (Bos Gaurus), ḅ xám (Bos sauveli), trâu rừng (Bubalus bubalis), sơn dương (Capricornis sumatraensis), Hoẵng Nam Bộ (Muntiacus muntjak annamensis). Sự có mặt của các loài thú ăn cỏ này kéo theo các loài thú dữ ăn thịt thuộc họ mèo (Felidae) như báo lửa (Felis temmincki),báo gấm (Neofelis nebulosa), báo hoa mai (Panthera pardus), hổ (Panthera tigris) v.v..Các loài gậm nhấm cũng đông đảo như các loài chim.

Ở các kiểu rừng á nhiệt-đới và rừng ôn đới núi cao,số loài nhiệt-đới giảm đi .Xuất hiện một loài nguồn gốc á nhiệt-đới thí-dụ các loài gấu (Ursidae) bao gồm cả gấu chó (Helarctos malayanus) và gấu ngựa (Selenarct thibetanus).

 

H́nh 134. Tem vẽ h́nh Sao La

 

 

5.19 - Những con số thống-kê có thể nhỏ dần

Thật khó ḷng mà liệt kê hết ở đây 275 loài thú có vú ở Việt Nam (chiếm 6,8% các loài thú như vậy của thế-giới ), 800 loài chim (chiếm 8,8%), 180 loài ḅ sát (chiếm 2,9%), 80 loài lưỡng thê (chiếm 2,0%), 2400 loài cá (13%) và hơn 5500 loài sâu bọ (danh mục các loài sâu bọ thực ra chưa đầy đủ v́ chỉ có một vài họ là đă được nghiên-cứu chi tiết[206]). Thực-vật bậc cao hiện đă phát hiện được là 7000 loài (chiếm 3,2% của thế-giới),khoảng 800 loài rêu, 600 loài nấm. Theo dự đoán, số loài thực-vật phải lên đến 12000 loài, trong đó khoảng 2300 loài đă được sử-dụng làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, tinh dầu và nhiều nguyên liệu khác.[207]

            Những con số lớn được thống-kê ở trên sẽ có thể nhỏ dần v́ môi-sinh thay đổi. Ngày nay phần lớn diện-tích rừng đều đă biến thành các cảnh-quan nhân-loại-hóa. Ở đồng-bằng, rừng đă bị triệt phá để trở thành đồng ruộng, ở trung du, chúng biến thành các nương chè, đồn điền cây công-nghiệp các loại, ở miền núi, diện-tích của chúng ngày càng thu hẹp dần do hoạt-động “nương rẫy” và khai-thác gỗ củi. Rừng nước mặn được triệt hạ để làm các đầm nuôi tôm.

Tất nhiên không thể nói rằng các hoạt-động vừa nêu là xấu cả, trái lại chúng là cần-thiết cho sự sống của con người. Chúng chỉ xấu khi vượt qua một ngưỡng nhất định, tất tiếc là trong t́nh h́nh hiện nay, phần lớn các hoạt-động này đă vượt qua ngưỡng sinh-thái đó.

Hậu quả là trong số 331,700 km2 nguyên được che phủ bởi rừng nguyên thủy, hiện chỉ c̣n lại khoảng 66,423 km2, trong đó có 7365 km2 rừng bảo-vệ[208] (LBThảo tr92-93-94)

            Cuốn “Sách Đỏ”[209] đă nêu ra 365 loài động-vật bị đe-dọa trong đó 67 loài ở mức-độ nguy-cấp

 

H́nh 135. Tem thơ có h́nh các loài Chim quư Việt-Nam 

 

H́nh 136. Cá đao Swordfish Xiphias gladius

 

5.20 - Sinh-Vật Đặc-hữu quanh Vịnh Bắc-Việt          

H́nh-ảnh kèm theo đây lấy ra từ một cuốn sách Vạn-vật, mô tả một “gia-đ́nh” cào cào -locus- loại đặc-hữu “Bắc-Kỳ” với h́nh con đực, con cái, con nhỏ, trứng và ấu-trùng (Hieroglyphus tonkinensis: a: female adult; b: male adult; c: egg; d: egg-capsule; e: nymph). Cào cào loại này sống trên những cây tre bương, luồng, giang, nứa… ở miền Bắc Việt-Nam. Nếu rừng tre hết lá, chúng bay ra ăn cả mía, lúa và ngốn luôn cả các thứ nông-sản khác.

 

 

H́nh 137. H́nh cào cào - Hieroglyphus tonkinensis.

 

Sinh-vật đặc hữu, thực-vật và động-vật như cào-cào kể trên rất nhiều, và hiện nay bảng thống-kê đang được kéo dài thêm.. Chúng tôi xin đưa ra một số danh-từ khoa-học hơi cổ từ thời Pháp-thuộc mang danh Bắc-kỳ (tonkinensis) như sau: Acacia-Tonkinensis, Amorphophallus-Tonkinensis, Antheraea frithi-Tonkinensis, Aptychella-Tonkinensis, Archangiopteris-Tonkinensis, Bonia-Tonkinensis, Carya-Tonkinensis, Caryodaphnopsis-Tonkinensis, Chryschroa-Tonkinensis, Costus-Tonkinensis, Cryptocoryne-Tonkinensis, Chryschroa-Tonkinensis, Dipterocarpus-Tonkinensis, Epicycas-Tonkinensis, Eulichas-Tonkinensis, Exbucklandia-Tonkinensis, Hieroglyphus-Tonkinensis, Licuala tonkinensis, Liphistius-Tonkinensis, Pandanus tonkinensis, Pitambara-Tonkinensis, Rhizopus-Tonkinensis (Filamentous Fungi), Uvaria-Tonkinensis, Zamia-Tonkinensis.

Những khu-vực nhỏ như Hạ-Long cũng cưu-mang những loài đặc-hữu mang tên khoa-học halongensia. Trên các đảo vịnh này, những  loài động vật thân mềm rất đa dạng với 60 loài đặc hữu. Đặc biệt mới khám-phá là các loài cư trú trong các hốc đá tại đây có tính đa dạng rất cao.[210]

Thí-dụ vài tên halongensis: Livistona halongensis, Impatiens halongensis, Chirita halongensis, Paraboea halongensis, jasminum halongensis…[211].

 

 

H́nh 138. Zamia-tonkinensis

 

5.21 - Quảng Ninh là Vùng Đất Đa-dạng Sinh-học

Chứng tôi trọn một tỉnh duyên-hải làm tiêu-biểu cho sinh-cảnh của vùng biển quanh Vịnh Bắc-Việt: tỉnh Quảng Ninh. Đây là vùng đất đa-dạng về địa-h́nh, khí hậu thổ nhưỡng nên hệ sinh-thái cũng phát-triển đa-dạng và phong-phú về chủng loại.

Về động vật,:trước hết là gia súc có trâu, ḅ, lợn, dê, gà, chó, mèo, thỏ, ngan, ngỗng, vịt... Chăn nuôi đại gia súc khá phát-triển ở miền núi. Đáng chú ư là Quảng Ninh có giống lợn Móng Cái nổi tiếng v́ dễ nuôi, chóng lớn, nạc nhiều, sinh sản tốt. Các huyện miền Đông c̣n nuôi nhiều ngan lai vịt, tiếng địa phương gọi là "cà sáy" thịt ngon, chóng lớn.

Quảng Ninh cũng là nơi nhập nhiều giống ngoại: trâu Mu-ra ấn Độ, ḅ Sinơ Ấn Độ, ḅ sữa Hà Lan, ngựa, cừu, dê Mông Cổ. Tuy nhiên có một số giống không thích nghi được chỉ phát-triển một thời. Nay trong gia súc có thêm hươu sao. Động-vật hoang dă xưa có nhiều. Xa xưa có cả voi, tê giác, gần đây có hổ báo, gấu, chim công, chim yến, bồ nông... Nay đáng chú ư là có khỉ vàng, nai, hoẵng, chim trĩ, đại bàng, lợn rừng, nhiều loại chim di cư (như sâm cầm, chim xanh), và tắc kè, tê tê, rùa gai, rùa vàng... nhưng số lượng giảm nhiều.

Động-vật thủy sinh ở Quảng Ninh rất phong-phú, ở vùng nước ngọt, ngoài các loài cá, tôm, cua, ốc vùng Đông Triều c̣n có con rươi, con ruốc nổi theo mùa.

            Có khoảng 8000 loài thực-vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nấm 275 loài thú, 820 loài chim, 180 loài ḅ sát, 471 loài cá nước ngọt và hơn 2000 loài cá biển sống trên lănh thổ Việt Nam.

Việt Nam có 3260 km bờ biển với vùng lănh thổ rộng tới 326,000 km2, diện-tích có khả-năng nuôi trồng thủy-sản là 2 triệu ha trong đó 1 triệu ha nước ngọt, 0,62 triệu ha nước lợ và 0,38 triệu ha nước mặn. Phần lớn diện-tích này đă được đưa vào sử-dụng để khai-thác hoặc nuôi trồng thủy-sản

 

5.22 – Sinh-Vật Dăy Trường Sơn

Chỉ mới trong ṿng 15 năm lại đây th́ sự độc đáo thực sự của đa dạng sinh-học trong dăy Trường Sơn mới bắt đầu được công nhận. Xúc tác chính cho sự công nhận này là sự phát hiện ra một số các loài thú lớn trong đó có sự phát hiện ra loài Sao La đầy thuyết phục. Tuy nhiên, vùng sinh thái này không chỉ có tầm quan trọng bảo tồn toàn cầu v́ các loài độc đáo của nó - mà c̣n v́ nó là nơi sinh sống của rất nhiều các thành phần sinh-học đang bị đe doạ khác như Tê giác một sừng. Hiện nay trên thế giới chỉ c̣n lại hai quần thể loài Tê giác một sừng mà trong đó có một quần thể nằm ở dẫy Trường Sơn.

Đứng giữa điểm gặp gỡ của hai khu vực sinh-học địa-lư lớn, vùng ôn hoà phía bắc và vùng nhiệt đới phía nam, vùng sinh thái này kết hợp được các yếu tố động thực vật của cả hai khu vực. Vùng sinh thái này cũng có tính đa dạng cao về các vùng sinh cảnh, từ các vùng rừng núi đá vôi có đặc trưng rơ rệt đến các vùng rừng khô ven biển của khu vực phía Nam, cho đến các vùng rừng ẩm gió mùa trên dỉnh dăy Trường Sơn.

Tính đa dạng về các sinh cảnh hiếm đi đôi với tính đa dạng đặc biệt về thực vật. ở Khu bảo tồn Pù Mát, Việt Nam có 1,144 loài thực vật có mạch. Khu vực này mới chỉ là một phần nhỏ của dăy Trường Sơn. Vườn quốc gia Cúc Phương - một vùng núi đá vôi có 1.799 loài thực vật có mạch. Số lượng các loài thực vật đặc hữu là rất cao. Có một loài thực vật nổi tiếng, Sâm Việt Nam (Panax Vietnamensis) là một loại rất hiếm v́ nó có giá trị kinh-tế. Các loài thực vật làm cây cảnh như phong lan và cây thuốc có giá rất cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Và kết quả là nhiều loài như vậy đang ngày càng trở nên hiếm.

 

H́nh 139. Chim Công

 

H́nh 140. Trâu Rừng, loài này được dân ta thuần-hóa thành trâu cày từ nhiều ngàn năm trước

 

5.22 - Nhiệt-độ và Thủy-Sinh-Vật

Những loài cá sống ở vùng cửa sông có khả-năng thích-nghi với những biến đổi lớn của nhiệt độ. Những loài cá đó vẫn sinh-tồn với những dao động của nhiệt độ tốt hơn là cá ở đại dương, nhưng không bằng các loài cá ở nước ngọt. Nhiều loài cá không chịu đựng nổi nhiệt độ nước cao hơn 32oC (nhiệt độ này xuất hiện trong những ngày hè nóng bức ở vùng vĩ độ thấp). Thậm chí sự nóng lên chút ít do nước thải công nghiệp hay nước làm lạnh ḷ phản ứng hạt nhân cũng có thể làm cho chúng chết.

Kích thước của tôm hùm (Humarus) phụ-thuộc vào nhiệt độ nước nuôi chúng. Những kết quả thực nghiệm tiến hành ở Mỹ và Canada chỉ ra rằng sự tǎng nhiệt độ nước, tôm hùm phát triển nhanh hơn. Thí dụ, ở nhiệt độ 13oC, bốn giai đoạn ấu trùng thường hoàn thành trong ṿng 30 ngày, ở nhiệt độ 17oC- trong 20 ngày và ở 21C -trong 10 ngày. Ngoài ra, ở nhiệt độ cao hơn, các ấu trùng dễ sống hơn. ở nhiệt độ cao người ta quan sát thấy sự phát triển trong giai đoạn ấu thể hay giai đoạn gần trưởng thành nhanh hơn. Song với những kết luận cuối cùng về nhiệt độ thích hợp nhất đối với tốc độ phát triển của tôm hùm c̣n chưa khẳng định được.

 

5.23 - Các chuyện Lư-thú về Sinh-vật

            Những chuyện lư-thú sau đây liên-hệ nhiều ít đến các loài chim, cá và những loài sinh-vật khác quanh miền Bắc và Vịnh Bắc Việt-Nam

Cá ngủ. Giống như các loài động vật khác, cá cũng cần phải ngủ, nhưng lại không hề nhắm mắt, đa số chúng chỉ chợp mắt chốc lát mà thôi. Chính vì vậy chúng ta có cảm giác rằng cá không bao giờ ngủ. Ở Địa trung Hải có nhiều loài cá vùi mình trong cát khi ngủ. Đáng nể nhất là loài cá vẹt, ban đêm tiết chất nhầy thành cái túi ngủ để che mắt kẻ thù. Nó phải mất 30 phút để tạo ra cái túi ngủ này và ngần ấy thời gian để ra khỏi “giường”.

Các loài cá trích, bạc má hay cá chày ngủ thành từng đàn có lính canh dưới đáy biển. Nhiều loài ngủ trong đám rong rêu phía trên mặt nước, số khác lại nằm im trên cát nhờ tài hoá trang lẫn vào môi trường xung quanh như cá đuối. Còn loài cá sòng ngủ giữa những hòn cuội nhỏ. (Theo Tuổi Trẻ, 24/3).

Cá Ông Trong khi cá voi lưng gù thường bị các tàu đánh cá Na Uy, Nhật Bản… đánh bắt ráo riết khiến chúng ở trong t́nh trạng suy giảm trầm trọng, th́ các ngư dân Việt Nam ngược lại không có thói quen bắt loại cá này và thường tỏ ra kính trọng, gọi chúng là cá Ông. Khi gặp cá chết, cả làng nghề thường họp nhau làm lễ mai táng.

Con Lười Tí-hon có Mắt lớn. Nói chung, các động-vật dưới biển có cặp mắt lớn hơn những động-vật sống trên cạn. Tuy vậy, mắt của loài khỉ tí-hon Cu-li (tarsier hay loris) cũng được kể là rất lớn, hoạt-động rất tinh trong đêm tối như cặp ống nḥm. Nếu loài người muốn con mắt cỡ tương-đương th́ cặp mắt chúng ta phải lớn như hai trái bưởi.

Khỉ Cu-li thường được gọi lá Con Lười nhỏ, sống tại rừng Borneo, Philippines và Việt-Nam. Chúng lại là loài linh-trưởng độc-nhất có thể quay đầu đủ 180 độ về mỗi phía.[212] Cu-li là loài khỉ nhỏ nhất không đuôi, chỉ nặng khoảng 1kg, toàn-thân dài 25cm. Sở dĩ Cu-Li mang tên Con Lười (Paresseur) v́ nó thường-thường di-chuyển rất chậm chạp trên cành lá rậm rạp đến độ con mồi không để-ư. Khi đúng trong tầm, Lười ra tay rất lẹ để chộp con mồi. Nhờ hai chân bám cây rất vững, Lười có thể dùng cả hai “tay” khi cần-thiết.

Cả chân và tay con Lười có thể rất nhanh, “ra tay” chính-xác nhưng khả-năng di-chuyển nhanh, truyền cành như “bà con gần” của nó là loài Vượn đà bị mất đi hoàn-toàn.

 

 

H́nh 141. Culi lùn Nycticebus pygmaeus

 

Động-vật có đôi Mắt lớn nhất. Nếu cuộc tranh tài chỉ giới hạn trong những sinh vật đang sống, thì mực khổng lồ (Architeuthis) sẽ đoạt ngôi vô địch dễ dàng mà không có đối thủ. Con mắt với đường kính 25 cm của nó to bằng cả đầu người, rộng 10 lần kích cỡ mắt của chúng ta.

Trong bảng so sánh bên, người và cá heo đứng trên cùng, với đôi mắt nhỏ xíu. Đứng gần chót danh sách là mực khổng lồ với con mắt rộng bằng một chiếc đĩa lớn. Người và mực có cấu trúc mắt khá tương đồng. Cả hai đều có thủy tinh thể, đồng tử, mống mắt và võng mạc đơn, mặc dù mực tiến hóa dưới nước và người ở trên cạn.

Nhưng nếu so sánh với các bậc tiền bối, thì mực khổng lồ vẫn chỉ là hạng hai. Nhà vô địch của mọi thời đại phải kể đến con Temnodontosaurs platyodon, đứng cuối bảng tổng sắp. Đường kính mắt của nó lên tới 26,4 cm. Đây là một loài bò sát biển đã tuyệt chủng, với bề ngoài trông giống như cá. Chúng từng ngang dọc trên các đại dương trong thời kỳ Đại Trung Sinh - không lâu trước khi khủng long đặt lên chân lên đất liền - 250 triệu năm trước

 

 

H́nh 142. Từ trên xuống, kích cỡ mắt tăng dần.

 

Khi chim Én bay thấp thì Trời mưa. Khi ta thấy chim én bay thành đàn sà thấp xuống mặt đất để bắt côn trùng thì thường sau đó, trời sẽ mưa.

Nguyên nhân là trước lúc trở trời, trong không khí có nhiều hơi nước, đọng vào những bộ cánh mỏng của côn trùng, làm tăng trọng-lượng, khiến chúng chỉ có thể bay là là sát mặt đất. Trong số các côn trùng c̣n có các loài mối, muỗi nhỏ mà chúng ta khó nhìn thấy. Khi gặp lúc khí-áp thấp, không-khí ngột ngạt, nên nhiều loài sâu bọ cũng chui lên khỏi mặt đất. Chim én bay xuống thấp chính là để bắt những côn trùng và sâu bọ này.

Cho nên, cứ mỗi khi thấy chim én bay thành đàn sà xuống, người ta lại nói rằng trời sắp có mưa.

Chim Cắt Vô-địch Nh́n xa và Bay nhanh. Kích-thước cặp mắt của loài chim không đủ lớn và không có trong bảng so sánh ở trên, nhưng thị-lực nh́n xa của chúng đứng hàng vô-địch

Đứng đầu là loài chim cắt, với khả-năng nhận ra một con chim bồ câu từ một khoảng cách xa tới 5 dậm Anh. Chim cắt không những nh́n xa thấy rơ mà c̣n bay rất nhanh. Vận-tốc b́nh-phi của loài chim dữ này ít nhất cũng vượt 124 đặm một giờ. Khi nhào xuống bắt mồi giữa không-trung, chim cắt dễ dàng đạt tới 168 dặm một giờ. Với vận-tốc này, Chim Cắt (peregrine falcon - Falco peregrinus) đúng là sinh-vật nhanh nhất trên địa-cầu hiện này.[213]

 

 

H́nh 143. Thạch-Sanh bắn đại-bàng cứu công-chúa

 

Đại-bàng Tí-hon. Truyện thần-thoại Việt-Nam đầy dẫy những con đại-bàng khổng-lồ gây nỗi kinh-hoàng cho loài người. Chim che cả ánh mặt trời khi bay, cả một vùng rộng lớn bị tăm tối như ban đêm. Chim đại-bàng to-lớn đứng đầu bốn thú-vật khổng-lồ. Câu “Nhất Điểu, Nh́ Ngư, Tam Xà, Tứ Tượng” có nghiă: lớn nhất là chim (Đại-bàng), thứ nh́ là cá (cá Voi, cá Ông), thứ ba là rắn (trăn, Măng-xà), thứ tư là Voi.

Tuy vậy, xứ ta lại có một vài loài chim thuộc họ đại-bàng (falcon) mà thân lại nhỏ síu. Đó là chim cắt chân đen (black-legged falconet - Micrphierax fringlius) với trọng-lượng toàn-thân 1.25 ounces, tức không hơn một trái trứng vịt. Chim này thường chỉ dài chừng 5,5 inches, kể cả 2 inches cho lông đuôi. Ít con nào lớn tới 6 inches (12.6 cm)[214]. Chúng được xếp vào một trong những loài chim dữ ăn thịt sống nhỏ nhất trên thế-giới.

Không / Hải-hành Viễn-dương Chính-xác.  Với những phương-tiện tối-tân điện-tử, không / hải-hành viễn-dương ngày nay thật là chính-xác. Không phải như vậy mà tất cả loài người chúng ta đă có thể tài-giỏi như các loài di-điểu. Chẳng có dụng-cụ cồng-kềnh như vệ-tinh, computer, la-bàn, sách vở tra-cứu…; những chim này được trời phú cho khả-năng bay xa hàng chục ngh́n hải-lư, không lạc lối.

            Một cách giản-dị nhất, các nhà khoa-học chia ra 3 loại “la-bàn” mà óc di-điểu ghi nhớ được nhờ di-truyền. Phương-cách sử-dụng như sau:

- Đường di-chuyển của mặt trời  để định hướng Đông-Tây - Hải-hành ngày

- Đường di-chuyển của thiên-thể để định hướng chung - Hải-hành đêm

- Từ-tính: chim có một cơ-phận tí-hon phía trên mũi, đặc-tính như nam-châm. Giống như được thiết-kế sẵn la-bàn-từ, chim biết rơ hướng Bắc-Nam của từ-trường trái đất.

            Có lẽ c̣n cần nhiều nghiên-cứu, người ta mới hiểu được hết bản-năng không hải-hành của di-điểu. Có nhiều đ́ều xem ra rất thích-thú cho những ai ưa thắc mắc về kỹ-thuật hàng-hải như sau:

- Khi bay ngang lục-địa, chim định vị-trí bằng đối-vật (landmark) nhưng làm sao chim giữ đúng hải-đạo, đ́ều-chỉnh độ dạt khi bay ngang biển rộng?

- Thoạt sanh ra, chim đă có ngay “Kim Chỉ Nam” nhưng c̣n hướng bay (phương-vị-độ bắc-từ), chúng học như thế nào ở những chim kinh-nghiệm hơn?

- Di-đ́ểu đă xuất-hiện trên trái đất mấy chục triệu năm. Trong thời-gian đó, từ-trường trái đất cứ thay đổi cực liên-tục, khoảng vài chục ngàn năm một lần (hai cực Nam Bắc địa-từ đổi ngược lại thành Bắc-Nam). Loài di-điểu thích-nghi với biến-chuyển này như thế nào?

- Khả-năng hải-hành của di-điểu được xem là hoàn-mỹ. Vận-tốc bay khá cao (50 gút cho Vịt trời). Chim lại thường sống rất thọ (Vẹt tới 100 năm).  Vậy người ta tự hỏi có biết bao nhiêu loài chim như Chim Báo Bão có thể suốt đời bay tổng cộng 8 triệu km, tức là gấp mấy chục lần quãng đường giữa trái đất và mặt trăng?

Có điều chắc chắn nhất: rất ít nhà hàng-hải tàu viễn-đương[215] nào kinh-nghiệm dày dặn như những con di-điểu đang bay trên trời cao kia.

 

 

H́nh 144. Loài Vẹt có con thọ cả trăm tuổi

 

Không có Chim độc. Người ta biết có nhiều thứ độc-vật như rắn, rít. Cũng có loại cá độc, ếch nhái độc. Nhưng có lẽ v́ thường sinh-hoạt trên không-trung phải cần giữ an-toàn sinh-mạng, loài chim không mang chất độc trong cơ thể. Có những chim ăn rắn độc nhưng bản thân chim lại không độc. Điều yên-tâm nhất cho chúng ta là không có một giống chim nào độc tài Vịnh Bắc-Việt cũng như quanh vùng Việt-Nam.

Theo bảng thống-kê của ngành điểu-học, chỉ có hai loài chim mang chất độc ở bộ lông và ngoài da. Tên chất độc là homobatrachotoxin (steroidal alkaloid). Có lẽ chim bị nhiễm từ cây cỏ độc khi kiếm ăn. Đó là: 

- Chim Rác Hooded Pitohui (Pitohui dichrous, the "garbage bird")

- Chim Ifrita (Ifrita kowaldi) sống trên đảo Papua, New Guinea.

Cá chép. Cá chép rất quen thuộc với dân Bắc Việt-Nam. Thịt chúng thơm và ngon. Cá bán ngoài chợ không lớn lắm, nhưng trong sách Sinh-Vật-Học, Chép là loài cá nước ngọt rất lớn, dài 120.0 cm SL, nặng tới 38 kg, sống tới 47 năm. Chỉ trừ một chút thiếu-hụt chiều cao, c̣n trọng-lượng và tuổi thọ của cá chép không thua kém một người trung-b́nh năm mười thế-kỷ trước đây.

Người Á-Đông cho rằng Cá Chép vượt Vũ-Môn sẽ hóa thành Rồng. Người học-tṛ đi thi đậu làm qua thường được ví như “cá vuợt Vũ-Môn” vậy.

Cá chép là phương tiện để các ông bà Táo về chầu trời ngày 23 tháng Chạp. Ở miền Bắc Việt Nam, người ta thường cúng một con cá chép hăy c̣n sống thả trong chậu nước, ngụ ư "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng lẹ làng đưa ông bà Táo về trời, tường-tŕnh mọi chuyện nhân-gian. Con cá chép này sẽ được "phóng sinh", thả ra ao hồ hay ra sông ngay sau đó để lên đường.

T́nh mẫu-tử.   Bức h́nh sau đây có lẽ vẽ bởi một nhà khoa-học Pháp cách đây hơn một trăm năm về một loài khỉ Việt-Nam (François Langur). Chúng tôi xin dùng nó để chấm dứt chương này

H́nh 145. Mẹ Khỉ bồng con (François Langur). T́nh mẫu-tử thiêng-liêng cũng như Con Người chúng ta.