Up

 

Chương 6

Tài-Nguyên

 

6.1 – Quan-niệm mới về tài-nguyên

            Thời-gian gần đây, nhân-loại t́m ra thêm nhiều nguồn tài-nguyên mới trong thiên-nhiên. Bảng sơ-đồ dưới đây cho ta biết một quan-niệm mới mẻ về tài-nguyên nước ta:

 

 

H́nh 146. Các tài-nguyên thiên-nhiên chủ-yếu ở Việt-Nam[216]

 

Nếu hiểu như vậy, tài-nguyên thiên-nhiên bao trùm quá nhiều lănh-vực khó mà tŕnh-bày đầy đủ. Nh́n chung, Việt-Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhờ vị trí địa lư thuận lợi, Việt Nam có những nguồn tài nguyên phong phú như:

- Rừng đa dạng, có nhiều hệ sinh thái đặc sắc.

- Bờ biển kéo dài thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch.

- Ngành nông - lâm nghiệp chiếm gần 60% tổng tài nguyên đất của cả nước và hầu hết tài nguyên tự nhiên như nước, rừng, biển...

Vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên quí báu  hiện là một trong những mối quan tâm lớn của Việt Nam. Dưới đây, chúng tôi chỉ xin tŕnh-bày một số tài-liệu giới-hạn về Vịnh.

 

6.2 - Tài-nguyên Biển Việt-Nam

Sau nhiều lần khảo-sát, người ta thấy nguồn-lợi tôm cá Biển Đông thuộc Việt-Nam không phải quá nghèo kiệt như André Guilcher đă nói về "màu xanh hoang mạc của biển nhiệt-đới"[217] nhưng cũng không nên coi là quá giàu có như những vùng biển nông khác. Tuy thế, nạn cạn kiệt dần dần nguồn-lợi tôm cá biển ở dải nước ven bờ ở Việt-Nam rất đáng lo ngại v́ sự khai-thác bừa băi và v́ không có kế-hoạch hữu-hiệu.

Thềm lục-địa Việt-Nam không những khá giàu về tài-nguyên sinh-vật (cá và hải-sản các loại) mà c̣n thêm tài-nguyên dầu-khí rất đáng kể. Các tài-nguyên này đều đă được đánh giá nhưng chưa phải là đă thật đầy đủ, trước hết là do các điều-kiện kỹ-thuật.  Những công cuộc ḍ t́m và khảo sát hiện đang tiếp tục ở khu-vực phía Bắc và khu-vực miền Trung chắc sẽ c̣n cung cấp những dữ kiện mới, có khi bất ngờ, chẳng hạn như trên bể trầm-tích sông Hồng mà diện-tích lên đến gần 70,000 km, kéo dài từ miền vơng Hà Nội xuống đến đứt găy ngang Quy Nhơn, với chiều dày trầm-tích 1,5-12 km và khối lượng trầm-tích trên 600,000 km3.

Trong ba khu-vực biển Bắc, Trung và Nam nước ta, khu-vực biển Nam-phần chiếm đến 62% khả-năng khai-thác về cá, 72% về tôm và 42% về mực của cả nước. Về tài-nguyên dầu-khí, biển Miền Nam cũng có bách-phân khai-thác cao nhất, tập-trung trong hai bể chứa dầu-khí Cửu-Long và Nam Côn Sơn.

            Hàng năm, vùng Biển Đông thu-hoạch được khoảng từ 5 đến 6 triệu tấn hải-sản, chiếm vào khoảng 1/14 tổng-số sản-lượng của thế-giới (chừng 70 hay 80 triệu tấn). Khả-năng thu-hoạch hải-sản tại Biển Đông c̣n có thể cao hơn nhiều, ít nhất là 3 triệu tấn nữa[218].

 

6.3 - Các loài Cá và Các loài Không Xương Sống Biển

            Sau đây là một vài con số liên-hệ đến các loài Cá và các loài không xương sống biển Việt-Nam:

a. Cá biển. Tổng số loài cá biển được ghi nhận là 2038 loài của 717 giống và 198 hộ, 70% trong số đó là cá sống dưới đáy. Cá biển Việt Nam là các loài nhiệt đới quan trọng với một tỉ lệ nhỏ các loài cá nhiệt đới chủ yếu phân bố ở Vịnh bắc bộ. Các cuộc nghiên cứu về cá rạn san hô vừa mới ghi được tổng số 346 loài .

b. Các loài không xương sống biển. Trên 300 loài san hô scleeractinian đă được t́m thấy ở Việt Nam mặc dù việc phân loại vẫn c̣n chưa được thống nhất (Zou Ren Lin, 1975; Latypov, 1982, 1986; Vơ Sĩ Tuấn, 1987, 1988, 1993a,b, c; Nguyen Huy Yet et al 1989 Nguyễn Huy Yết, 1991; Lang Van Ken, 1991). Trong số này, 62 giống tạo nên rạn san hô, một số lượng lớn tương tự ở Thái Lan (61), Singapore (64), Micronesia (61)) và Malaysia (59) và chỉ ít hơn Indonesian một chút(72) và Philippines (70) (UNESCO, 1985). Sự phong phú về giống ở các khu vực khác nhau ở Việt Nam là kết hợp kết quả của sự khác nhau về điều kiện địa lư và thuỷ văn cũng như các công tác điều tra .

Các loài không xương sống biển khác bao gồm khoảng 2500 loài nhuyễn thể, 1500 crustacea, 700 polychaete, 350 loài echinoderm, 150 loài porifera, và một số nhóm khác.

c- Tảo biển. 653 loài tảo biển đă được xác định bao gồm 301 loài rhodophytes, 151 loài chlorophytes, 124 loài phaeophytes và 77 loài cyanophytes.[219]

 

6.4 - Ước-lượng Hải-Sản biển Việt-Nam.

Những lần nghiên-cứu gần đây, đặc-biệt là cuộc khảo-sát bằng siêu-âm vào tháng 4 và tháng 5-1999 cho những con số ước-lượng đầu tiên về hải-sản một cách cụ-thể. Chuyên-viên của Trung-Tâm Phát-triển Nghề Cá Đông-Nam-Á (SEAFDEC) dùng một con tàu nghiên-cứu chạy với vận-tốc đều-đặn là 10 gút (hải-lư/giờ) qua lại thành những luống trên biển. Trong khi tàu chạy, người ta cho máy trắc-lượng ghi nhận mật-độ của các hải-sinh-vật bằng cách đo hồi-ba của siêu-âm phát ra. Nguyên-tắc này giống như của sonar hay decca, chỉ khác là chùm sóng phát ra quét rộng lớn, không cần hội tụ lại chỉ với một mục đích là phát-hiện tàu địch.

H́nh 147. Bản-đồ ghi-nhận mật-độ hải-sản vùng biển Việt-Nam

 Hải-Sinh-Vật có mật-độ cao nhất tại vùng ngoài khơi Nghệ-An, rồi đến Thừa-Thiên và Vũng-Tàu.

 

Kết-quả được Rosidi Ali, Nguyễn Lam Anh, Vũ Duyên Hải, Shunji Fujiwara, Kunimune Shiomi và Nadzri Seman lập thành một báo-cáo[220] khá dài với những điểm chính sau đây:

- Quan-sát tổng-quát vào khoảng 27.6% diện-tích thăm-ḍ đạt tới mật-độ hải-sản khá cao, vượt 20 tấn/.km2  (tối-đa 113 tấn/km2, tối thiểu 0.1 tấn/km2)

- Trong khu-vực biển Việt-Nam được thăm ḍ, tổng-số hải-sản ước-lượng vào khoảng 9.26 triệu tấn với mật-độ trung-b́nh  15.93 tấn/km2

- Sự phỏng-định được dựa trên giả-thuyết là loài cá thu Decapterus maruadsi được coi như hải sản chính bao-phủ khắp vùng. Cá thu này được tính làm căn-bản, có chiều dài 15,4 cm và nặng 63g.

Ước-đoán hiện nay cho biết toàn thể Biển Đông có khả-năng sản-xuất trên 30 triệu tấn một năm. Ngư-nghiệp thu-hoạch chỉ chiếm khoảng 13 phần trăm số lượng trên, phần c̣n lại tiêu-thụ bởi các loài chim cá ăn thịt..

            Một phỏng-định khác cho rằng con người đă thu-hoạch được 5 triệu tấn cá từ Biển Đông. Biển này cung cấp 10% tổng-số lượng cá trên toàn thế-giới. các nước chung quanh khu-vực Biển Đông đă sản-xuất được tới 5 trong 8 loại tôm tốt nhất, đứng đầu trong ngành  nuôi trồng thủy-sản.

            Quan-sát bản-đồ của “Trung-Tâm Phát-triển Nghề Cá Đông-Nam-Á”, ta thấy hải-phận Bắc-phần rất nhỏ hẹp so với hải-phận Trung và Nam-phần. Dù mật-độ hải-sản cao, nhưng tiềm-năng không nhiều lắm..

Năm nay, 2002, ngành thủy sản dự kiến sẽ khai thác được 2,1 triệu tấn thủy-sản và đạt kim ngạch xuất khẩu 1,6 tỷ Mỹ-kim. Tổng-số này bao gồm chừng 1/3 đến từ cách-thức nuôi trồng thủy-sản, Tỷ-lệ này đang có khuynh-hướng gia-tăng.

 

6.5 - Các Vùng đất ngập nước ở Việt Nam đóng Vai tṛ Quan-trọng như thế nào?

Theo Công ước Ramsar [221] th́ "Đất ngập nước bao gồm: những vùng đầm lầy, đầm lầy than bùn, những vực nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, những vùng ngập nước tạm thời hay thường xuyên, những khu-vực nước đứng hay nước chảy, là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả những vực nước biển có độ sâu không quá 6m khi triều thấp".

Dù rộng hay hẹp, vai tṛ của các vùng đất ngập nước hầu như đều giống nhau, đó là cung cấp cho con người nhiên liệu, thức ăn, là nơi giải trí, là nơi lưu trữ các nguồn gen quư hiếm. Đất ngập nước là những hệ sinh-thái có năng suất cao, cung cấp cho con người gần 2/3 sản-lượng đánh bắt cá, là nơi cung cấp lúa gạo nuôi sống gần 3 tỷ người. Đất ngập nước cũng đóng một vai tṛ quan trọng trong sự sống c̣n của các loài chim.

Để bảo tồn các vùng đất ngập nước, năm 1971, Công ước Ramsar đă ra đời. Đây là công ước quốc tế về bảo tồn sớm nhất thế-giới, nhiều thành quả quan trọng về việc bảo tồn các vùng đất ngập nước đă được ghi nhận. Ramsar bắt buộc 92 nước thành viên của ḿnh phân khu và bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và thúc đẩy việc "sử-dụng hợp lư" các vùng này. Mới đây, gần 800 khu đă được đưa vào danh sách bảo tồn.

            Tại Việt-Nam,  phần lớn ngũ cốc, cá, tôm và các loại lương thực, thực phẩm khác đều được sản xuất từ những vùng đất ngập nước, đặc biệt là từ châu thổ sông Hồng ở phía Bắc và châu thổ sông Cửu Long ở phía Nam. Ngoài vai tṛ sản xuất nông nghiệp và thủy-sản, đất ngập nước c̣n đóng vai tṛ quan trọng trong thiên nhiên và môi trường như lọc nước thải, điều hoà ḍng chảy (giảm lũ lụt và hạn hán), điều hoà khí hậu địa-phương, chống xói lở bờ biển, ổn định mức nước ngầm cho những vùng sản xuất nông nghiệp, tích luỹ nước ngầm, là nơi trú chân của nhiều loài chim di cư quư hiếm, là nơi giải trí, du-lịch rất giá trị cho người dân Việt Nam cũng như khách nước ngoài. Về lâu dài, các vùng đất ngập nước của Việt Nam đă và đang đóng vai tṛ quan trọng trong công cuộc phát-triển kinh-tế và xă-hội.[222] 

  

6.6 – Tài-nguyên ngành Ngư nghiệp

Biển Việt-Nam là biển nhiệt-đới nên mang những đặc điểm chung của vùng biển này: biển có thành phần loài đa-dạng (có đến hơn 2000 loài) nhưng số lượng từng cá thể loại lại không lớn. Các loài có giá-trị kinh-tế chiếm một tỷ lệ khiêm tốn, chỉ khoảng 10% tổng số (trường hợp riêng biệt có thể đến 20-30%).

Các đàn cá thường có quy mô không lớn, lại phân bố rải rác. Cơ thể cá thuộc loài nhỏ hoặc trung-b́nh, tuổi thọ thấp nhưng bù lại, khả-năng tái-sinh và phục hồi trữ lượng tương-đối nhanh do cá đẻ hầu như quanh năm và thành nhiều đợt, tập trung vào các vụ xuân hè ở các khu-vực ven bờ, cửa sông và hải-đảo.

            Theo những số liệu chưa đầy đủ (1), số lượng lao-động nghề cá của tất cả các đảo gộp lại là vào khoảng 24,000 người: ở vùng biển Bắc Bộ là 5700 người, ở hai vùng biển Trung Bộ và Đông Nam Bộ là 10.500 người, c̣n ở vùng biển Tây Nam là 7.500 người. Như vậy so với tổng số dân sống trên các đảo như đă nêu trên, tỷ lệ lao-động làm nghề cá chỉ chiếm 13-14%, như vậy là c̣n rất khiêm tốn.

 

H́nh 148.- Bào-ngư, hải-sâm, rong biển

 

Tuy nhiên, nếu thống-kê theo từng đảo th́ tỷ lệ này có phần khả quan hơn. Tỷ lệ lao-động nghề cá ở đảo Cô Tô chiếm đến 55% so với số dân trên đảo, ở Cát-Hải là 35-40%,

Về phương tiện đánh bắt, ngư-dân trên các đảo thường chỉ có những tàu thuyền đánh cá nhỏ, công-suất trên dưới 25-30 CV nên cũng chỉ hoạt-động cách xa bờ đảo nhiều lắm là đến độ sâu 50m mét nước. Hoạt-động đánh cá biển khơi c̣n hạn chế v́ cần phải có tàu công-suất lớn. Ngay ở Phú Quốc là nơi có nhiều khả-năng hơn cả th́ trong số 1500-1600 tàu thuyền, số có công-suất trên 59 CV chỉ chiếm khoảng 2% c̣n số tàu thuyền dưới 10 CV chiếm đến trên 67%, số c̣n lại có công-suất từ 10 đến 59 CV. Nhu-cầu có những tàu đánh cá công-suất lớn tỏ ra rất cấp thiết đối với các đảo nằm rất xa bờ như đảo Thổ Chu và Bạch-Long-Vĩ, những tàu thuyền có công-suất lớn 150-250 CV hay hơn là rất cần-thiết không những để đánh cá mà c̣n để liên-lạc với đất liền và làm các nhiệm-vụ khác.

            Cũng như đối với dải ven bờ của đất liền, việc đánh cá loanh quanh, ven bờ các đảo cũng dễ làm cạn kiệt nguồn-lợi ở đấy, trong khi lẽ ra chính chúng phải được trang bị để trở thành những "đầu cầu" cho hoạt-động đánh cá biển khơi. Việc trong năm 1996, tỉnh Khánh Ḥa bắt đầu tổ-chức những đợt cho tàu thuyền ra đánh cá ở vùng quần-đảo Trường Sa là một minh chứng cho thấy rằng có khả-năng làm được điều đó.

 

6.7 - Tài-nguyên nông lâm nghiệp trên các đảo

Ở trên các đảo có điều-kiện, hoạt-động nông lâm, nghiệp vẫn đóng một vai tṛ quan-trọng trong sự phát-triển kinh-tế

Dân-cư trên các đảo - dù là đảo lớn hay đảo nhỏ - theo tập quán bao giờ cũng t́m cách khai-thác các tài-nguyên trên đảo vào mục đích nông lâm nghiệp. Đấy là v́ trước khi trở thành ngư-dân, họ đều là nông dân, và các hoạt-động này đảm bảo sự sống hàng ngày của họ.

So với lao-động ngư nghiệp, số lao-động làm nông-nghiệp vẫn chiếm phần hơn. Lấy thí-dụ ở Phú Quốc, mặc dù nghề cá rất phát-triển, nhưng lực lượng lao-động làm nghề này chỉ chiếm khoảng 17% của tổng số lao-động xă-hội, đứng thứ ba sau cả lực lượng làm tiểu thủ công-nghiệp và công-nghiệp; lực lượng lao-động nông, lâm nghiệp chiếm vị-trí thứ nhất với 51,9% của tổng số. Ở đảo Phú Quư cũng có hiện tượng tương tự: lực lượng lao-động nông-nghiệp chiếm đến khoảng 70%, gần 20% làlao-động ngư nghiệp, c̣n lại là các hoạt-động khác. Ở vùng biển phía bắc, các đảo Cát Bà, Vĩnh Thực, Cái Chiên v,v... đề có lực lượng lao-động làm nông lâm nghiệp vượt trội.

Mặc dù nông lâm nghiệp chiếm nhiều lực lượng lao-động nhất trên các đảo nhưng giá-trị tổng sản-lượng không cao, trừ một phần ở Phú Quốc và Phú Quư. Tuy nhiên ngay cả ở hai đảo này, cũng khó ḷng mà đặt vấn-đề tự túc lương thực và thực-tế cũng cho thấy phần lớn diện-tích khai khẩn được đều được dùng để trồng cây lâu năm như tiêu, điều, dừa và một số cây lâu năm khác (như ở Phú Quốc), hoặc chuyển dần sang trồng màu, hành, tỏi (như ở Phú Quư). Gần đây đă có phong trào chuyển đất trồng lúa nước sang trồng cây ăn quả các loại như ở Cát Bà, Thanh Lam.

 

6.8 - Chăn nuôi Gia súc Gia cầm trên các Đảo

Chăn nuôi gia súc gia cầm trên các đảo vẫn giữ được vị-trí của ḿnh, do rất sẵn lao-động và thức ăn từ các phế phẩm của cá.

Hoạt-động lâm nghiệp, đúng hơn là hoạt-động khai-thác rừng, là một hoạt-động phổ biến và thường xuyên. Đấy đầu tiên là nhằm cung cấp vật-liệu xây-dựng, gỗ gủi đun hàng ngày, sau đó mới đến các nguyên liệu cho các nghề tiểu thủ công-nghiệp và cả công-nghiệp nữa (đóng vỏ thuyền đi biển). Công tác trồng rừng trên các đảo c̣n khó hơn trên đất liền v́ thiếu nước tưới - ngay nông-nghiệp cũng chỉ dựa được vào nước trời - và đất đá khô cằn hơn, không kể gió mạnh và mưa băo. Lớp phủ rừng trên phần lớn các đảo đă bị thu hẹp đến mức có thể coi như là cạn kiệt; không lấy làm lạ là các cây bụi và trảng cỏ là lớp phủ phổ biến. Các đảo Lư Sơn, Phú Quư hầu như không c̣n rừng, điều đó làm tăng thêm độ khô hạn của khí-hậu và của đất.

Các đảo c̣n rừng - tuy không giàu lắm như trước - là Phú Quốc, Côn Đảo, Thổ Chu, Ḥn Khoai, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Ḥn Mê, Cát Bà và một số ít đảo khác ở Kiên Giang và Quảng-Ninh. Bằng mọi cách phải bảo-vệ cho được lớp phủ rừng c̣n lại đó và trồng rừng.

Các hoạt-động công-nghiệp và tiểu thủ công-nghiệp trên hầu hết các đảo c̣n nghèo nàn, tuy một số đăc sản có vị-trí đáng kể trên thị trường trong nước và được xuất khẩu ra nước ngoài   

Các đảo - dù là đảo ven bờ - cũng vẫn là những "vùng sâu, vùng xa" mà chỉ gần đây mới dược chú ư đến. Do những nhu-cầu hàng ngày của ḿnh, dân-cư ở các đảo đă lập một số cơ sở thủ công-nghiệp để sản-xuất các vật-dụng hàng ngày như xưởng đóng thuyền gỗ, xưởng mộc, xưởng rèn v.v... Các xưởng chế-biến hải-sản như làm tôm khô, cá khô có vẻ phát đạt hơn, các xí nghiệp chế-biến nước mắm cũng vậy. Ở miền Bắc, nước mắm Cát-Hải được chấp nhận trên thị trường nhưng vẫn c̣n kém nước mắm Phú Quốc. Sản-lượng nước mắm tại đảo sau hàng năm đạt trên 5 triệu lít, phần lớn được đóng chai để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Khó ḷng mà nói đến việc phát-triển công-nghiệp trên các đảo nếu không giải-quyết được vấn-đề cung cấp điện, nước. Việc trang bị những máy nổ có công-suất lớn nhỏ cho tất cả các đảo có người ở tỏ ra rất cần-thiết (ngay nếu như chưa phục-vụ các xí nghiệp công-nghiệp th́ cũng có tác-dụng nâng cao đời sống tinh thần và văn-hóa cho nhân dân). Ở các đảo lớn như Cát Bầu, Cát Bà, Cát hải, Phú Quư, Phú Quốc cần nghĩ đến việc xây-dựng các nhà máy điện nhỏ hay trung-b́nh.

Việc có điện nước cũng góp phần thúc đẩy các hoạt-động dịch vụ có thể mang lại thu nhập cao cho địa-phương, trước hết là hoạt-động du-lịch. Nhiều kế-hoạch phát-triển du-lịch đảo, nhiều tranh ảnh và áp phích đă cố gắng thu hút khách trong nước và nước ngoài nhưng kết-quả c̣n hạn chế v́ tổ-chức du-lịch c̣n thô sơ.

 

6.9 - Tài-nguyên Thềm Lục-địa, các Đảo ven bờ và các Quần-đảo   

Các tài-nguyên mà thềm lục địa, các đảo ven bờ và các quần-đảo xa bờ chưa phải là đă được biết hết. Rất cần-thiết phải có một chiến-lược phát-triển kinh-tế - xă-hội các vùng đảo, coi như các căn cứ để từ đó thực-hiện có hiệu-quả chức năng quản lư trên các vùng biển mà Việt-Nam có chủ quyền. 

Những công cuộc điều-tra trong nhiều năm mới giới hạn từ kinh-độ 110 Đông trở vào phía bờ biển cho thấy các băi cá phân bố không đồng đều và có quy mô thay đổi. Tính ra có đến 12 băi cá chính ở các khu-vực ven bờ và 3 băi cá trên các g̣ nổi ngoài khơi là có giá-trị hơn cả.

Các băi cá chính thường có kích-thước lớn và tương-đối ổn-định trong đó đáng chú ư là các băi ở Bạch-Long-Vĩ, băi giữa vịnh Bắc Bộ, ở Ḥn Gió, Thuận An, Cù Lao Thu có thể khai-thác 15-20 ngh́n tấn năm. Các băi cá g̣ nổi vùng khơi chỉ cho sản-lượng khoảng 2-3 ngàn tấn năm. Ở Đông Nam Bộ và Nam Bộ, các băi cá ở vùng nước xa bờ sâu trên dưới 50m có năng suất ổn-định hơn là ở vùng biển phía bắc. Một số loài cá có giá-trị kinh-tế cao thường tập trung ở đấy, thí-dụ như cá Nục (Carangidae), cá Hồng (Lutianidae), cá Mối (Synodidae), cá Chỉ Vàng (Selaroides leptolepis), cá Thu Ngừ (Seombridae), cá Mú (Serranidae) v.v...

Việc đánh giá trữ lượng có phần khó khăn hơn và đấy là điều dễ hiểu. Những tính toán gần đây nhất cho thấy trữ lượng cá biển ở Việt-Nam là khoảng trên 2,7 triệu tấn, trong đó cá nổi chiếm gần 2/3, c̣n lại là cá đáy (chưa tính vùng biển sâu). Ngoài ra c̣n có cá vùng g̣ nối ngoài khơi Đà Nẵng, Quy Nhơn, Phan Thiết, Côn Sơn, có trữ-lượng ước-tính 10,000 tấn, gồm chủ-yếu cá thu và cá đỏ môi.

Trữ lượng cá lớn nhất tập trung ở vùng biển Đông Nam Bộ, chiếm đến 44% tổng trữ lượng, các vùng biển khác ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nam Bộ mỗi vùng chỉ chiếm từ 18 đến 20%. Riêng về cá nổi th́ mặc dù Đông Nam Bộ vẫn đứng hàng đầu (30% tổng trữ lượng) nhưng trữ lượng cá nổi ở vùng biển Trung Bộ cũng không thua kém bao nhiêu (từ 18 đến 28%)(1) .

Ngoài ra, vùng biển Việt-Nam cũng có thêm nguồn-lợi tôm biển, mực v.v... kể cả rong biển, các nguồn-lợi đặc sản vùng băi triều ven bờ (cua, ṣ, ngao, vọp v.v...). Riêng về tôm, đến nay đă biết được 101 loài thuộc 34 giống của 11 họ. Số loài có giá-trị kinh-tế có khoảng 50 loài, trong đó có tôm he (Penaeidae), tôm hùm (Palinuridae) và một số loài có giá-trị xuất khẩu. Sự phân bố các băi tôm thay đổi từ bắc xuống nam nhưng căn cứ vào sản-lượng đánh bắt được, có thể coi vùng biển Nam Bộ (đặc biệt là ở Minh-Hải và Kiên-Giang) chiếm đến khoảng 80% tổng sản-lượng (đánh bắt được) của cả nước.

 

6.10 - Hướng Đi Lên của một Hải-Đảo

Cô Tô có nguồn hải-sản phong phú, dồi dào. Nằm trong hệ các vịnh Bắc Bộ, ngư trường Cô Tô có non 1000 loài cá, trong đó khoảng 60 loài có giá trị kinh-tế caolà đối tượng đánh bắt như: cá hồng, song, mú, thu, chim... Các loài giáp sát, nhuyễn-thể cũng có trữ lượng lớn: tôm, mực trai, ngoạc, bào ngư... Cạnh đảo Cô Tô c̣n có hai băi trai ngọc ở Cẩu Thầu Mỷ, có băi bào ngư cũng từng được khai-thác tốt.

Kinh-tế trên quần đảo Cô Tô đă phát-triển đến đỉnh cao vào năm 1977. Năm đó có trên 6000 dân, sản-lượng lương thực đạt 646 tấn, trong đó thóc 559 tấn, cam, chanh chuối gần 100 tấn, chăn nuôi 2500 con lợn, 670 con ḅ, 2 đồng muối với diện-tích 22ha làm được 1200 tấn muối. ngề đnáh bắt cá là nghề chính, năm cao nhất đánh bắt được 17,000 tấn, năng suất lao-động b́nh quân 10 tấn /lao-động. Trước năm 1978, Cô Tô có 30 tàu thuyền lớn với tổng công-suất 1835cv, các nghề chính là vó vây, kết hợp ánh sáng, lưới rê và các nghề ven bờ. Trại nuôi cấy ngọc trai đă từng đạt số lượng cao 250kg ngọc trai. Ngoài ra trên đảo có cơ sở xửa chữa tàu thuyền, ngụ cư về theo luồng Cô Tô- Cái Rồng (Vân đồn), Cô Tô- Ḥn Gai. Đường bộ có 12 km đường cấp phối xuyên đảo Cô Tô, Trên đảo Thanh Lân chỉ có đường ṃn đi bộ dọc đảo dài 11km.

UBND tỉnh Quảng Ninh và Bộ Thủy-sản xem xét tổ-chức ngay việc thí điểm nuôi bào ngư (một loại thủy-sản quư có giá trị kinh-tế cao) tại vùng biển Cô Tô

 

6.11 - Các Tài-nguyên Khoáng-sản Biển 

Các tài-nguyên khoáng-sản biển đă được biết đến nhiều, đặc biệt là dầu-khí. Chỉ có thể nói rằng thềm lục-địa Việt-Nam có khoảng 5 bể trầm-tích (chủ-yếu là các bể trầm-tích Xênôzôi) có khả-năng chứa dầu-khí: bể trầm-tích sông Hồng, bể trầm-tích Trung Bộ, bể trầm-tích Cửu-Long, bể trầm-tích Nam Côn Sơn và bể trầm-tích Thổ Chu - Mă Lai.

Trữ lượng dự báo địa-chất có khả-năng đạt được đến 10 tỷ tấn dầu, trữ lượng khai-thác có thể đạt khoảng một nửa. Những công cuộc thăm ḍ cho thấy bể nào cũng có khả-năng về dầu-khí nhưng hai bể Cửu-Long và Nam Côn Sơn là có những mơ đă được khai-thác nhiều hơn cả, ít nhất là cho đến nay. Trữ lượng dự báo khí của các mơ đă khai-thác (Bạch Hổ, Đại Hùng, nếu không có những phương tiện thích hợp như tàu thuyền, bè mảng. Trong trường hợp đó, dải bờ biển kéo dài từ bắc xuống nam, các đảo và quần-đảo phân bố rải rác trên biển Đông đóng vai tṛ của những cứ điểm, những vọng gác cố-định mà con người có thể sử-dụng để quản lư và khai-thác các tài-nguyên biển. Đất liền và biển không tách rời được với nhau trong trường hợp đó.

- Rừng già, c̣n gọi là rừng sơ cấp, chưa được khai-thác, có nhiều loại cây đại thụ, dây leo và các loại dă thú. Rừng rậm Việt Nam tập trung ở các miền núi Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, trong rặng Hoàng Liên Sơn, vùng núi Thanh Nghệ, vài khu trên rặng Trường Sơn, có nhiều loại danh mộc như lim, gụ, sao, trắc, giẻ, nghiến, vàng tâm, huỳnh đàn, cẩm laị.

 

6.12 - Thuỷ sản trong Sông và ngoài Biển

Sông Hồng và các phụ lưu chính có tổng chiều dài hơn 700km. Các phụ lưu nhỏ cũng có tổng chiều dài lên tới hàng trăm km. Trong lưu vực có các đầm, hồ, hồ chứa theo mùa hay vĩnh cửu với diện tích mặt nước vào khoảng 25000 ha. Có thể nói, Lưu vực sông Hồng rất có tiểm năng nuôi trồng thuỷ sản.

Theo các số liệu thu thập được, đồng bằng có rất nhiều chủng loại cá như cá chép, chép đen, chép đỏ, cá chuối, cá rô, cá trê, cá chầy, cá nhồng... Đặc biệt ở sông Lô có loại cá Anh vũ rất có giá trị.

Thuỷ sản đóng vai tṛ quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp 9% sản-lượng GDP (Gross Domestic Product) của toàn đất nước. Cá và các loài thuỷ sản nước mặn, nước ngọt cung cấp 30% lượng protein cho dân cư nông thôn và thành thị. Mức tiêu thụ cá vào khoảng 10 kg/người/ năm.

H́nh 149. Các nguồn cung-cấp thực-phẩm của miền Bắc và các băi đánh cá chính trong Vịnh Bắc-Việt[223]

 

Theo số liệu thống kê, sản lượng cá, tôm, cua và các hải sản khác vào khoảng 1,1 triệu tấn/ năm (năm 1992), trong đó 70% là đánh bắt hải sản, 10% đánh bắt từ các sông hồ, 20% nuôi trồng. Cuối năm 1992, ở đồng bằng sông Hồng có khoảng 4000 thuyền đánh cá, trong đó 3500 thuyền có gắn động cơ. 120000 người kiếm sông bằng nghề cá, trong đó 10000 người sống bằng nghề nuôi trồng thuỷ sản, 36000 người sống bằng nghề đánh bắt và 12000 người sống bằng nghề chế biến thuỷ sản và các dịch vụ liên quan khác.

            Theo những số liệu chưa đầy đủ(1), số lượng lao-động nghề cá của tất cả các đảo gộp lại là vào khoảng 24,000 người: ở vùng biển Bắc Bộ là 5700 người

Trên một số đảo, c̣n có hoạt-động nuôi trồng thủy hải-sản, như các đầm nuôi tôm, cua ở Cát Hải, huyện Vân Đồn, Cô Tô, Cái Bầu và một số đảo ở miền Trung. Cũng như ở các băi trên đất liền, công việc nuôi trồng c̣n mang nặng tính quảng canh, nhiều nhất là bán thâm canh. Do đó về mặt này c̣n phải đầu tư nhiều hơn nữa do năng suất chỉ mới đạt khoảng 1/10-1/8 năng suất trong khu-vực Đông Nam Á.

H́nh 150. Các loại cá Việt-nam có giá-trị thương-mại.

 

Đáng chú ư về sự phong-phú của các loài hải-sản Quảng Ninh. Do địa-h́nh vùng biển và đáy biển đa-dạng, chỗ là ḍng chảy, chỗ là vùng kín gió lặng sóng, đáy biển chỗ là cồn đá, chỗ là bờ băi phẳng, chỗ là rạn san-hô mênh mông nên Quảng Ninh có hầu hết các chủng loại thủy-sản của nước ta. Ở đây có nhiều đàn cá lớn và có nhiều giống cá quư như song, ngừ, chim, thu, nhụ... Trong các loài tôm có các giống tôm he. Núi Miều đứng hàng đầu về chất lượng tôm Việt Nam. Ngoài biển c̣n có nhiều loại đặc sản như trai nhọc, bào ngư, đồi mồi, tôm hùm, ven bờ có ṣ huyết, ngao, ngán, hàu, rau câu, sái sùng. Ven bờ biển và trên vịnh đang phát-triển nuôi trông các loại hải đặc-sản. Ngư trường rộng và sự đa-dạng về chủng loại thủy-sản vẫn luôn luôn là nguồn lợi quan-trọng, một thế mạnh của kinh-tế biển Quảng Ninh

H́nh 151. Tôm hải-sản nuôi trồng chính của Việt-Nam

 

6.13 - Tài-nguyên Khoáng-sản quanh Vịnh Bắc-Việt

Tài-nguyên khoáng-sản vùng duyên-hải Vịnh Bắc-Việ

Tài nguyên thiên nhiên được chia thành hai loại: tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo.

* Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật v.v...) là tài nguyên có thể tự duy tŕ hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lư một cách hợp lư. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lư, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể tái tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói ṃn v.v...

* Tài nguyên không tái tạo: là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá tŕnh sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ có thể cạn kiệt sau khi khai thác. Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự tiêu diệt của các loài sinh vật quư hiếm.

Tài nguyên con người (tài nguyên xă hội) là một dạng tài nguyên tái tạo đặc biệt, thể hiện bởi sức lao động chân tay và trí óc, khả năng tổ chức và chế độ xă hội, tập quán, tín ngưỡng của các cộng đồng người.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đang làm thay đổi giá trị của nhiều loại tài nguyên. Nhiều tài nguyên cạn kiệt trở nên quư hiếm; nhiều loại tài nguyên giá trị cao trớc đây nay trở thành phổ biến, giá rẻ do t́m được phương pháp chế biến hiệu quả hơn, hoặc được thay thế bằng loại khác. Vai tṛ và giá trị của tài nguyên thông tin, văn hoá lịch sử đang tăng lên.

Lê Bá Thảo. Việt-Nam - Lănh-thổ và các Vùng Địa-Lư. Nhà Xuất-bản Thế-giới, Hà Nội,1995. Trang 51-52)

 

            Các mỏ trầm tích được h́nh thành tại các vụng biển cũ chủ yếu thuộc các chu kỳ Hecxini và Inđôxini, không loại trừ thuộc các chu kỳ Calêđôni cổ hơn hay trẻ hơn. Các mỏ này thường có quy mô lớn: được biết đến nhiều nhất là bể than Quảng Ninh (tuổi Trias thượng), mỏ apatit Lào Cai (tuổi Cổ sinh hạ thuộc chu kỳ Calêđôni), các mỏ than nâu h́nh thành ở các vùng hồ Nêôgen, các mỏ dầu khí trong các trầm tích tuổi từ Trias đến Plêistoxen trong nội địa, nhất là trong các bồn trầm tích trên thềm lục địa khu vực Côn đảo. Nhiều dự báo cũng cho thấy dầu và khí tập trung ở các bồn tương tự quanh các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

            Cho đến nay, tổng số mỏ và điểm quặng biết được đă lên đến khoảng trên 2000, gồm hơn 90 loại khoáng sản khác nhau, trong đó 120 mỏ thuộc 30 loại khoáng sản đă được đưa vào khai thác hoặc thiết kế khai thác. So với một nước có diện tích và dân số trung b́nh như Việt Nam th́ số lượng và trữ lượng các mỏ có thể coi là tương đối khả quan. Đất nước như vậy có than, dầu khí cho công nghiệp năng lượng, chưa kể than nâu (thí dụ ở đồng bằng sông Hồng có đến hàng tỷ tấn nhưng ở độ sâu rất lớn trên 1000m) và đất hiếm phóng xạ (hơn 500 triệu tấn Phong Thổ).

            Các tài nguyên khoáng sản cần thiết cho công nghiệp luyện kim đen có sắt, mangan, crôm, titan. Mỏ sắt vùng Trại Cau-Linh Nham-Cù Vân (Thái Nguyên) cũng như một số mỏ khác ở hà Giang, Thanh Hóa, Thừa Thiên, v.v... trong thực tế chỉ có giá trị địa phương. Mỏ được coi là lớn nhất ở Thạch Khê (Hà Tĩnh) hiện đang chờ được khai thác, do nằm sát ngay bở biển và nằm sâu dưới đất.

            Công nghiệp luyện kim màu có thiếc, ch́, kẽm, đồng, vônfram, tungsten, bôxit, v.v..., trong đó thiếc là đáng chú ư do có mơ Quỹ Hợp; bôxí ở Tây Nguyên (được ước tính là có trữ lượng rất lớn nhưng quy tŕnh công nghệ phức tạp), đồng ở Bản San (Sơn La). Vàng và bạch kim cũng có nhiều mỏ hoặc điểm quặng nhưng sự phân bố rải rác.

            Có thể dùng cho công nghiệp hóa chất có mỏ apatit Cam Đường (Lào Cai). Mỏ đă được khai thác từ lâu. Ngoài ra c̣n có pyrit (loại mỏ trung b́nh) barit (có thể coi là lớn) cũng như barit-fluorit, bentônit.

            Việt Nam từ Bắc chí Nam giàu về nguyên liệu dùng trong công nghiệp xây dựng, thông thường với trữ lượng rất lớn như đá vôi (gần như toàn miền Bắc, một bộ phận ở Hà Tiên), đất sét làm gạch ngói và gốm (ở Quảng Ninh và ở nhiều tỉnh), cát thủy tinh ở Thủy Triều (Phú Khánh) và ở Vân Hải (Quảng Ninh), cao lanh (Biên Ḥa thuộc Đồng Nai), Minh Tân (Hải Hưng và Quảng Ninh), đá hoa và granit chất lượng cao, v.v...

            Trong thời gian gần đây, đă phát hiện nhiều điểm đá ngọc (rubi, xaphia).

            Nh́n chung lại, Việt Nam có những tài nguyên ḷng đất đa dạng, một số mỏ có trữ lượng phong phú nhưng chúng đă bắt đầu có dấu hiệu giảm sút, một số khác giàu nhưng điều kiện khai thác khó khăn và cần có đầu tư lớn: dầu khí, sắt (Thạch Khê), quặng phóng xạ. Chắc chắn là các tài nguyên ḷng đất này chưa thăm ḍ và kiểm kê hết được - ngay đối với các mỏ cũ cũng chưa được đánh giá đầy đủ - nhưng vẫn có thể kết luận rằng chúng có thể đáp ứng được nhu cầu trước mắt ở một số ngành công nghiệp quan trọng.

            Cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa ngày càng phát triển, có vẻ như các tài nguyên này khó ḷng đáp ứng được mọi yêu cầu. V́ vậy việc sử dụng hợp lư và tiết kiệm các tài nguyên ḷng đất - các tài nguyên không hoàn lại - cần được đặt ra ngay từ bây giờ, dù đă là chậm.

 

 

 

 

H́nh 152. Tài-nguyên khoáng-sản vùng duyên-hải Vịnh Bắc-Việt[224]

 

6.13 - Thực-vật Điển-h́nh Vùng Duyên-Hải Bắc-Việt

Thực-vật ở Quảng Ninh có thế mạnh ở rừng và đất rừng. Đất canh tác hẹp và kém ph́ nhiêu nên sản-lượng lúa, ngô, khoai thấp song bù lại là tiềm-năng trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và nhiều loại cây công-nghiệp. Hiện nay Quảng Ninh đang mở rộng diện-tích cây ăn quả, trong đó có vùng vải thiều Đông Triều 3,000 ha đă cho thu hoạch. Vùng chè Quảng Hà đă cho chè búp chất lượng tốt.

Trước đây Quảng Ninh có nhiều giống gỗ tốt, nhiều nhất là lim, táu, nay diện-tích lớn nhất là trồng thông vừa lấy nhựa vừa lấy gỗ. Rừng bạch đàn, keo cũng đang mở rộng để vừa phủ kín đất trồng, vừa lấy gỗ cho công-nghiệp mỏ (chống ḷ). Vùng núi Quảng Ninh đang phục hồi và phát-triển những giống cây đặc sản như quế, hồi, trẩu, sở và những cây dược liệu. Trong đó ở Quảng Ninh có cây ba kích nổi tiếng. Với 3/4 diện-tích tự nhiên là rừng và ít rừng, nếu được bảo-vệ và trồng thêm nhiều, rừng Quảng Ninh sẽ phát huy thế mạnh và là một nguồn lợi lớn của Quảng Ninh.

 

 

 

 

H́nh 153. Các loại lưới cá Việt-Nam

 

Rừng Hải Ninh có một số gỗ quư như sến, lim, táu, thông và một số dược thảo như hà thủ ô, quế, hồi, sa nhân. Rừng Hải Ninh có nhiều dă thú như hươu, nai, beo, gấụ.., nhất là ở rừng Tiên Yên 

Rừng Hà Tĩnh có lâm sản các loại như gỗ lim, củ nâu, gụ, mây, tre, nứa; một số cây làm thuốc như quế, sâm, trầm hương, quán chúng thảọ... Khoáng-sản có một số mỏ sắt, thiếc, than đá, đất sét. Dân chúng cũng hành nghề đánh tôm cá dọc theo các sông rạch và bờ biển.

 

 

H́nh 154. Cá cơm (Coilia macrognathos), nguyên-liệu làm nước mắm

 

6.14 - Nghề đánh bắt hải-sản

Quảng Ninh có ngư trường rộng lớn, có bờ biển dài hơn 250 km từ Trà cổ thuộc thị xă Móng Cái giáp với Trung Quốc đến đảo Hải Nam thuộc huyện Yên Hưng giáp với Hải Pḥng. Qua khảo sát, điều-tra cho thấy biển Quảng Ninh có nguồn lợi thủy-sản rất phong phú, có nhiều loại tôm cá, có nhiều hải-sản quư có giá trị kinh-tế cao cả ở trong nước và xuất khẩu như các loại cá ngon nổi tiếng như chim, thu, nhụ, đé, song, ngừ, các đặc sản như: tôm he, mực ống, cua, ghẹ, sái sùng, ṣ huyết, hải sâm, ngán, các loại ốc... Trong những năm gần đây, Quảng Ninh đă quan tâm đầu tư nâng cấp tàu thuyền, ngư cụ, trang thiết bị hiện đại để đánh bắt xa bờ, nâng cao sản-lượng, kết hợp với việc đẩy mạnh nuôi trồng thủy-sản ở ven bờ. Đó là một hướng đi đúng, phù hợp với thời đại theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Đánh bắt hải-sản ở Quảng Ninh là một nghề truyền thống, có lịch sử lâu đời, đến nay vẫn c̣n tồn tại nhiều cách thức đánh bắt thủ công cổ truyền, không những có ư nghĩa về mặt kinh-tế xă-hội mà c̣n có ư nghĩa rất lớn về mặt văn hoá và du-lịch. Kết quả khai quật ở nhiều di chỉ khảo cổ học ở vùng ven biển hạ Long cho thấy nghề đánh bắt hải-sản xuất hiện rất sớm, cách đây bốn, năm ngàn năm đến sáu, bảy ngàn năm. Đó là các ḥn ch́ lưới bằng đất bằng đất nung, các mũi nhọn, kim khâu bằng xương để đan lưới t́m thấy ở các di chỉ Soi Nhụ, Thoi Giếng, Ngọc Vừng, Hoàng Tân... hiện được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Quảng Ninh.

Hiện tại người dân vùng biển Quảng Ninh c̣n duy tŕ nghề đánh bắt hải-sản bằng thủ công khá phổ biến. Đó là các nghề câu mực, câu cá song, câu cáy, nghề chă, nghề chài, nghề đào sá sùng, nghề cào ngán, cào thiếp, nghề bổ hà, nghề đánh cá đèn ...

Nghề câu cá mực: câu cá song có ư nghĩa kinh-tế lớn. Mấy năm vừa qua, nghề câu cá song phát-triển mạnh ở vùng biển Cô Tô. Có đêm một người thu được vài triệu đồng, trái lại câu cáy ở ven biển, ở những băi sú vẹt thường là để giả trí, đi câu cho vui và kết hợp kiếm bát canh cho khoẻ người. Câu cáy không cần mồi, chỉ cần 2 -3 lưỡi câu buộc chụm lại, thả xuống cáy chạy ra ngậm càng vào, thế là nhấc vội lên, không cần phải gỡ mà cáy tự nhả càng ra rơi vào giỏ đựng.

 
Nghề chài: Nghề chài bằng thuyền nhỏ, không ra khơi xa, chỉ ở trong vịnh, ven bờ. Có khi cả gia đ́nh sống trên một chiếc thuyền nhỏ. Cảnh thường gặp và gây ấn tượng là cảnh phơi lưới thường thấy ở Lán Bè thành phố Hạ Long mà các hoạ sĩ đă thể-hiện trong các bức tranh của ḿnh.

Nghề đào sái sùng: Người đi đào sái sùng lăm lăm trong tay cái mai, cái d́u, mắt quan sát về phía trước, bước chân đi nhẹ nhàng. Khi phát hiện có sái sùng th́ họ hết sức nhanh nhẹn dùng mai lao xuống cát hất vội con sái sùng lên, nhặt đưa ngay vào giỏ. Nếu đẩy mạnh và chậm một chút th́ sái sùng luồn sâu vào trong cát rất khó bắt. Nh́n ngắm cảnh đào bắt sái sùng có cảm tưởng như thấy người nghệ sĩ đang biểu diễn trên băi cát rất điệu nghệ, cũng rất gây ấn tượng.

Nghề đánh bắt cá đèn: Cách đây vài chục năm trên vùng biển Quảng Ninh c̣n rất phổ biến nghề đánh cá đèn. Khi đèn thắp sáng trong đêm th́ cá đua nhau t́m đến và người ta bủa lưới bắt cá. Du khách có dịp đi cùng thuyền đánh cá đèn tha hồ mà ngắm nh́n tôm cá tung tăng bơi lội dưới ánh đèn. Người ngư-dân vớt mực đem nướng trên phễu đèn rồi chủ khách cùng ăn. Mực tươi nướng thơm phúc, ngọt lịm, nhấm nháp với một vài chén rượu, du khách như cảm thấy cảnh thần tiên trên mặt biển. Mặt biển trong đêm rực sáng như một thành phố nổi thật là ngoạn mục nên thơ.

  

6.15 - Đa-dạng Sinh-học và Nuôi trồng thủy-sản

Nước ta có lợi thế về đa-dạng sinh-học, căn cứ để định ra đối tượng, mùa vụ và phương thức nuôi trồng thủy-sản. Chúng ta cũng có lợi thế về độ lớn và tính đa-dạng các loại h́nh mặt nước, thuận-lợi cho phát-triển nuôi thủy-sản. Xét về tiềm-năng mặt nước, trong tổng số khoảng 1,7 triệu ha mặt nước, có khoảng 619 ngh́n ha diện-tích các mặt nước lợ phân bố dọc theo bờ biển từ bắc chí nam (84.652 ha ở các tỉnh phía bắc; 39.700 ha ở khu-vực bắc miền trung,

Trong các mục tiêu cụ thể của Chương tŕnh phát-triển nuôi trồng thủy-sản đă được chuyển phê duyệt có liên-quan diện-tích đất lúa có một số chỉ tiêu sau đây:

- Nuôi tôm sú 260,000 ha (trong đó có 60 ngh́n ha nuôi công-nghiệp... 100 ngh́n ha nuôi sinh-thái, luân canh, xen canh) để đạt sản-lượng 360,000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1.400 triệu USD.

- Nuôi tôm càng xanh 32,000 ha, đạt sản-lượng 60 ngh́n tấn.

- Nuôi thủy-sản ruộng trũng 220 ngh́n ha, đạt sản-lượng 170 ngh́n tấn, chủ-yếu là các loại cá đồng hiện hữu ở các khu-vực.

Như vậy, việc quy hoạch cần-thiết cho các vùng đất có thể chuyển đổi đă có các định hướng rơ ràng theo đối tượng nuôi.

 

H́nh 155. Thống-kê cho biết mức-độ nuôi trồng thủy-sản gia-tăng đáng kể tại Việt-Nam

 

6.16 - Nghề mới: Nuôi trồng Thủy Hải-sản

Trên một số đảo, c̣n có hoạt-động nuôi trồng thủy hải-sản, như các đầm nuôi tôm, cua ở Cát Hải, huyện Vân Đồn, Cô Tô, Cái Bầu và một số đảo ở miền Trung. Cũng như ở các băi trên đất liền, công việc nuôi trồng c̣n mang nặng tính quảng canh, nhiều nhất là bán thâm canh. Do đó về mặt này c̣n phải đầu tư nhiều hơn nữa do năng suất chỉ mới đạt khoảng 1/10-1/8 năng suất trong khu-vực Đông Nam Á. 

Nuôi trồng hải sản phát triển kém hơn nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và nước lợ. Nuôi cá lồng, ví dụ, chỉ vừa mới được giới thiệu ở Việt Nam thông qua công ty liên doanh Hồng Kông - Việt Nam. 4 địa điểm, Quảng Ninh, Nha Trang, Đà Nẵng và Sơn Trà, đă được chọn nơi mà cá biển, phần lớn là Seranidae (groupers), Lutjanid (Cá hồng) và Labridae (wrases) được nuôi trong lồng ở những vùng nước kín. Cá bột của những loài cá giá trị cao này được bắt từ thiên nhiên, nuôi trong lồng, và xuất khẩu sang Hồng Kông khi to đủ cỡ có thể bán trên thị trường. Một vài tổ chức quốc tế cũng tham gia vào việc phát triển nuôi cá lồng ở một số tỉnh. Những đối tượng khác hải sản nuôi trồng là ṣ (Ostrea rivularis) và trai ngọc, Pteria martensii ở miền Bắc và Pinctada maxima ở miền Nam.

 

H́nh 156. Cá Hồng là loại thũy-sản rất dễ nuôi trồng

 

 

 

H́nh 157. Cá Mập,c̣n gọi là cá  Nhám (Shark)

 

 

H́nh 158. Cá Ngừ, Yellowfin Tuna 

 

 

H́nh 159. Tôm Hùm

H́nh 160.  Carangidae: Cá Sọc Mướp, cá Ṣng, Cá Nục

 

 

H́nh 161. CáThieu

 

H́nh 162. Cá Chuồn, Flying Fish

 

 

H́nh 163. Cá Thu

 

H́nh 164. Cá Mú- Serranidae

 

H́nh 165. Cá Mối,  Thiều, Catfish

 

 

 

H́nh 166. Cá Gộc 7 râu,  Cá Chét Tassel Fish

  

H́nh 167. Cá Gộc, Threadfin

 

H́nh 168. Bảng thống-kê hải-sản này cho thấy kết-quả hoạt-động đánh cá của những tỉnh quanh Vịnh Bắc-Việt rất yếu kém.

 

năm 2001, toàn ngành thủy sản khai-thác được gần 500.000 tấn thủy sản; kim ngạch xuất khẩu đạt 289 triệu USD, tăng trên 36% so với cùng kỳ năm ngoái, Bộ thủy sản cho biết như vậy. Trong đó, thủy sản thu hoạch từ khai-thác tự nhiên đạt trên 328.000 tấn và thủy sản thu hoạch từ nuôi trồng gần 168.000 tấn.

H́nh 169. H́nh Cá trong rạn San-hô

 

6.17 - Tài-nguyên cho các Nghề Thủ Công Việt Nam[225]

            Từ những vật-liệu sẵn có như đất, gỗ, đá, tre, nứa, sơn,  trai, xà cừ, nghêu, ṣ...; với bàn tay khéo léo, người Việt-Nam đă tạo ra nhiều sản-phẩm thủ-công.

1.- Đồ Gốm: Nghề đồ gốm ở Việt Nam có từ lâu lắm rồi. Ở miền Bắc th́ có gốm bát Tràng (HàNội), gốm Đông Triều (Quảng Ninh), gốm Thỉ Hà (Bắc Ninh)... C̣n ở miền Nam th́ có gốm Saigon, gốm B́nh Dương, gốm Biên Ḥa (Đồng Nai) vv..vv...

Ngày nay sản phẩm Việt Nam rất phong phú, từ những vật nhỏ như: lọ đựng tăm, gạt tàn thuốc lá... c̣n những săn phẩm cở trung b́nh như: lọ hoa, tượng Phật, Thiếu nữ, ấm trà, cà phể, bát dĩa, tô, chậu cảnh... đến những săn phẩm lớn như: lọ độc b́nh, đôn, voi v.v...

Những màu đen thường dùng trong đồ gốm là màu đen, men ngọc, men da lươn, men vàng trâm, men chảy giọt. Họa tiết trên sản phẩm được gắn liền với những nét quen thuộc trong đời sống như chú bé mục đồng thổi sáo trên lưng trâu, thiếu nữ hái hoa, cây đa cổng làng, chùa, hồ sen, thiếu nữ găy đàn... Các nước Âu Châu hiện nay rất thích hàng gốm VN.

2.- Hàng mây tre: Cây tre, cây song và cây mây là những loại cây rất nhiều trong rừng Việt Nam. Có quanh năm suốt tháng. Loại này là một sản phẩm vô tận cho những thợ thủ công làm mây tre. Việt Nam về mây tre. Hàng mây tre có mặt từ thời Pháp thuộc, trong triển lăm chợ phiên Pháp quốc tại Paris năm 1931, cả dân thành Paris rất nghạc nhiên về sự khéo tay làm lấy của thợ mậy tre. Hiện nay có đến hơn 200 mặt hàng thuộc dạng mây tre... Khách thích những loại như: dĩa bày trái cây, lẵng hoa, bát hoa, làn, giỏ, nơm ná, lọ hoa, chụp đèn, bộ salon, tủ sách v.v... Ưu điểm của mây tre là nhẹ, gon và hàng không bị mọt

3.- Hàng sơn mài: Trên thế giới có nhiều nước làm son mài, có nhiều nước nghề sơn mài có trước nước ta, nhưng chỉ c̣n Việt Nam là hàng son mài c̣n có mặt. Nhiều núi cao có nhiều loại cây la mà sơn mài, nhưng vùng Phú Thọ th́ sơn mài dẻo và bền nhất. Nhựa cây sơn tại vùng núi Phú Thọ tốt hơn nhựa cây sơn các nơi khác.

Vào thế kỹ 18 ở Thăng Long Hà Nội, đă có phường Nam Ngư chuyên làm sơn mài. Ban đầu chỉ có 4 màu: đen, đỏ, vàng, nâu. Nay nhờ khoa học tiến bộ nên có nhiều loại sơn nhập vào dùng màu rất tốt đẹp hơn màu xưa cũ.

Các hàng sơn mài như: tranh treo tường, lọ hoa, hộp, hộp đựng nữ trang, hộp đựng thuốc lá, khay, bàn cờ, bức b́nh phong chắn gió, những tranh treo tường rất lớn, nhỏ có...

4.- Nghề Khảm trai, xà cừ: Mănh vỏ mặt trong của trai, xà cừ khi ánh sáng chiếu vào sẽ long lanh nhiều màu sắc rất đẹp, có khi nổi màu ngũ sắc lung linh. Người thợ khảm dùng vỏ trai, vỏ hến, ốc biển để gắn khảm lên mặt đồ vật. Công việc làm này khá tỉ mỉ, nhẫn nại, như vẽ mẫu tranh, mài, cưa, đục mănh, khảm, gắn lên tranh rồi mài sát mặt, đánh bóng. Sau đó bức tranh hiện lên rơ những đồ vật với nhiếu màu sắc lung linh. Từ chiếc hộp gỗ, cái khay, bàn cờ, mặt bàn, thành ghế, cánh tủ, b́nh phong, tranh treo tường v.v... bằng gỗ đều có thể khảm trai.

Với chiều dài bờ biển phong phú trai, xà cừ, nghêu, ṣ... nên ngành này không sợ thiếu vật liệu khảm, cẩn.

5.- Chạm khắc Đá: Từ những khối đá cẩm thạch, người thợ chạm có thể khắc đá thành những h́nh ảnh dễ thương, quen thuộc. Như tượng Phật, tượng thú vật, ṿng tay, gạt tàn thuốc lá, hoa l và hoa quả, thú vật nhà như chim, mèo, công... Dưới chân núi ngũ hành sơn (Đà Nẵng) là các làng Quan Khái, Ḥa Khê, dân làng có tay nghề truyền đời hơn nơi khác.

6.- Hàng Thêu Ren: Tại Saigon chung ta ít thấy có nguyên con con đường, phố dành cho hàng thêu Ren. Nhưng tại phố Hà Nội, th́ có nguyên một hàng thêu Ren, gần phố hàng Trống giáp với phố Lê thái Tổ.

Các loại hàng thêu rất đa đạng, mẫu thêu cáng ngày càng phong phú cầu kỳ như: Hoa sen, hoa cúc, hoa thược dược, rồng phượng, cây tùng, chim hạc, bông sen, đôi chim uyên ương, phong cảnh, chân dung, núi đồi ao hồ v.v... Có loại dành thêu trên áo sơ mi mà thôi, có loại thêu trên tà áo dài của thiếu nữ, có loại thêu áo gối cho cặp tân giai nhân tân hôn, có loại thêu khăn phủ giường, thêu áo kimono, thêu khăn mù-soa... đôi khi nhiều thọ khéo tay người tay thêu những bức tranh treo tường. Có bức tranh lồng đến 20 loại chỉ màu.

Nhưng hiện nay v́ hàng Trung Quốc nhập vào ồ ạt, nên ngành nghề này lần lần lui bước. Những bức tranh thêu của thợ Trung Quốc đem vào Việt Nam th́ lấn át hẳn v́ sự tinh vi và đẹp của nó, như cảnh núi non sông hồ, rồi nhiều con chim bay lượn trên cành cây đào, hay buơm bướm chập chờn bay.

Với sự chật hẹp của căn nhà, với sự bụi bặm của phố thị, nên ngành thêu giờ đây phải lui gót trước những hàng vẽ rồi nhuộm màu lên, rất lâu phai và dễ xấy giặt nữa.

7.-Hàng Vàng Bạc: Từ Thế kỷ thứ II, người Việt Nam đă biết dùng vàng bạc để làm đồ trang sức. Trong nghề vàng, bạc có ba nghề khác nhau nhưng liên quan rất mật thiết với nhau:

-Nghề chạm vàng bạc: Chạm trổ những h́nh vẽ hoa văn trên nét vàng, đồng

-Nghề đậu: nghĩa là kéo vàng thành sợi nhỏ, rồi uốn ghép lại thành nhựng dạng đẹp mắt, như hoa lá chim muông, gấn lên trên các món trang sức.

-Nghề Trơn: Chuyên đánh vàng, bạc thành những đồ tranh sức mà không cần chạm trỗ như 2 phần trên kia.

Các mặt hàng từ vàng, bạc rất đa dạng: Nhẫn, ṿng dây chuyền, hoa tai, bao bọc những ly tách đi xuất khẩu các nước ngoài. Tại HàNội vẫn c̣n phố hàng vàng, bạc. Phố này từ ngày xưa chuyên chế tác các kiểu và là nơi mua đi bán lại những món hàng của các cô thiếu nữ hay các cụ già lớn tuổi...

8.- Đồ gỗ Mỹ Nghệ: Nghề làm đồ gỗ Mỹ nghệ đă có từ Việt Nam trên hàng trăm nam nay hay hơn nữa, tay nghề đa số khá cao có thể cự nỗi những hàng từ Trung quốc vào. Sau một thời gian bán yếu, nay nghành nghề này lại rầm rộ kéo nhau xuất khẩu đi nước ngoài như: Phi Châu, Âu Châu... Các mặt hàng chủ yếu là tượng gỗ, bàn ghế, tủ sập giường v.v...

Tại Saigon th́ có nhiều công ty rất lớn, có nơi có trên 300 nhân công chuyên lo đồ gỗ Mỹ nghệ lư do nước Việt có rất ngút ngàn rừng núi, gỗ nhiều loại rất quư. Nhưng hiện nay chánh quyền CSVN chưa có một pháp lư ngăn cấm những thợ phá cây lấy gỗ, có nhiều cây cần đến 100 năm mới cho ra gỗ tốt, nay chỉ cần vài nhát búa của thợ rừng là loại cây quư này sẽ lần lần tuyệt diệt.

.

 

 H́nh 170. Những bức tranh mỹ-thuật khảm xà-cừ

 

6.18 - Tài-nguyên Điện-Năng

Đă có nhiều kế hoạch về năng-lượng nhưng việc sản xuất điện vẫn c̣n trong tranh căi. Việc xây dựng và thúc đẩy việc thay đổi công nghệ năng lượng.phải bao gồm những phương thức hữu hiệu hơn việc sử dụng gỗ và than hầm và những nguồn thay thế. Tiềm năng to lớn của tài nguyên thuỷ điện là sự thay thế hiển nhiên.

Tuy vậy, những nhà máy thuỷ điện rộng lớn có thể có những tác động to lớn đến tính đa dạng sinh học tại địa phương, làm ngập úng những sinh cảnh đất thấp quan trọng, những người dân địa phương phải chuyển sang định cư ở nơi khác sẽ mang thêm những tác động đến nơi ở mới, phá vỡ những đường ṃn di trú truyền thống của nhiều loài thú lớn, thay đổi cơ cấu ḍng chảy và chu kỳ sông của những loài cá sở tại . Mặc dầu vậy, có một số phương tiện tích cực. Hồ chắn chứa nước tạo nên những sinh cảnh mới cho cá và chim đất ướt và có tầm quan trọng về bảo vệ lưu vực có rừng trở nên một ưu tiên cao hơn để cấp vốn.

Dầu và khí đốt trên thêm biển Đông sẽ trở nên nguồn năng lượng ngày càng quan trọng. Việc khai thác chúng cũng mang đến mối đe doạ lớn v́ dầu ṛ rỉ và ô nhiễm mà có thể phá huỷ cả hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái biển và ven biển.[226]

           

6.19 - Muối,  Tài-nguyên không Khai-thác đủ

Nước ta có bờ biển dài, có nhiều ruộng muối, Nhưng muối lại bị thiếu và cần nhập-cảng

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các doanh nghiệp hóa chất - công nghiệp thực phẩm nước ta cần nhập khẩu khoảng 200.000 tấn muối hàng năm. Theo các chuyên gia, có 2 yếu tố quan trọng khiến lượng muối nhập khẩu tăng mạnh trong những năm qua là chất lượng và giá thành. Về chất lượng, muối công nghiệp Việt Nam có khả năng đáp ứng yêu cầu về hàm lượng NaCl, nhưng vấn đề hàm lượng tạp chất th́ đến nay vẫn chưa xử lư được

 Về giá thành, do trong những năm gần đây, diện tích đồng muối của Việt Nam ngày càng giảm nên sản lượng cũng giảm theo. Đặc biệt, vào những năm thời tiết thất thường, sản lượng của các đồng muối công nghiệp không đạt kế hoạch dẫn đến giá thành tăng cao. Từ đầu năm đến nay, b́nh quân giá muối tại miền Bắc là 600-650 đồng/kg, miền Trung 650-750 đồng/kg, miền Nam 750-800 đồng/kg. Trong khi đó, giá muối nhập khẩu chỉ từ 22 - 24 USD/tấn, cộng cả các loại chi phí khác th́ giá bán tại thị trường trong nước vẫn chỉ vào khoảng 400 - 450 đồng/kg.

Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, t́nh h́nh sản xuất muối của nước ta từ năm 1990 đến nay khá bất ổn định. Nếu như năm 1990, sản lượng muối của cả nước đạt 450.000 tấn và đến năm 1998 đă tăng lên 800.000 tấn th́ sang năm 2000, con số này đă giảm xuống c̣n 480.000 tấn. Năm nay, dự kiến sản lượng muối của cả nước đạt khoảng dưới 600.000 tấn.

Trong khi đó, nhu cầu về muối lại ngày càng tăng, ước tính năm nay sẽ vào khoảng 730.000 tấn. Đặc biệt, nhu cầu về muối công nghiệp chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế sẽ c̣n tăng mạnh trong giai đoạn 2005-2010 do có thêm các nhà máy hóa chất đi vào hoạt động. Ước tính, vào năm 2005, cả nước cần 870.000 tấn muối và năm 2010 là 1.480.000 tấn, trong đó lượng muối công nghiệp tương ứng chiếm trên 46% vào năm 2005 và 87% vào năm 2010.[227]

 

6.20 - Lợi-tức Cá-nhân Cao Thấp, Xưa và Nay

 

H́nh 171. Thu-nhập mỗi đầu người tại các tỉnh Miền Bắc vào năm 1993. Lưu-ư rằng lợi-tức cá-nhân cao nhất lủc xưa tại các tỉnh trồng lúa. Ngày nay các tỉnh Thái-B́nh, Nam-Định đă lùi lại sau các tỉnh công-nghiệp như Quảng-Ninh, Bắc Thái