Up

 

LỜI GIỚI THIỆU

 

Giáo-Sư Nguyễn Văn Canh

 

Ngày 25 tháng 12 năm 2000, Việt cộng và Trung cộng đă kư 2 Hiệp định cho đến nay chưa được phê chuẩn.

Trên một bài viết đăng trong tạp chí Cộng sản vào tháng 2 năm 2001, với nhan đề Hiệp Định Phân Định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp Định Hợp tác Nghề Cá giữa Việt nam- Trung quốc trong Vịnh Bắc Bộ. Lê công Phụng, thứ trưởng ngoại giao nói về Hiệp định phân định ranh giới như sau: Về diện tích tổng thể ta được 53,23% diện tích trong Vịnh. Trung quốc đạt 46,77% (ta hơn Trung quốc 6,46% tức là khoảng 8,205 km2). Về Hiệp định Hợp tác Nghề Cá, Phụng viết hai bên nhất trí lập vùng đánh cá chung ở trong vịnh Bắc Bộ từ vĩ độ 20 xuống đường đóng cửa Vịnh. Vùng này có bề rộng là 30.5 hải lư kể từ đường phân định về mỗi phiá, và có tổng diện tích là 33,500 km2, tức là khoảng 27,9% diện tích. Thời hạn là 15 năm (12 năm chính thức và 3 năm gia hạn). Ngoài vùng đánh cá chung ra, hai bên thoả thuận về dàn xếp quá độ với thời hạn 4 năm ở Bắc vĩ tuyến 20 cho tàu thuyền của hai bên đánh bắt.

Nếu ta so đường ranh MÀU ĐỎ hay là đường Constans do Công ước 1887 giữa Pháp và Nhà Thanh thiết lập trước đây để phân chia vùng vịnh, th́ Việt cộng đă nhượng cho Trung cộng khoảng hơn 9% diện tích của vịnh hay tương đương với khoảng 11,000 km2.

Ngoài ra, với Hiệp định Hợp tác Nghề Cá, Việt cộng đă chấp thuận cho Trung cộng vào sâu trong lănh hải của Việt nam để đánh cá. Sở dĩ hai bên chưa phê chuẩn hai hiệp ước này là v́ c̣n thương thuyết về số lượng, cỡ tầu đánh cá vào hoạt động trong vùng đánh cá chung. Người ta được biết rằng, các công ty đánh cá quốc doanh của Trung cộng có những đoàn ngư-thuyền lớn, trang bị lưới dài tới 60 dậm. Các tàu ấy nếu được vào sâu hoạt động sát bờ biển Việt nam 30 hải lư như qui định trong hiệp định, th́ tài nguyên của quốc dân sẽ bị khô cạn trong một thời-gian ngắn.

Trong tháng hai vưà qua, khi Giang trạch Dân sang viếng thăm Việt Nam, dù không có tiết lộ công khai về áp lực phải gấp rút phê chuẩn, nhưng Vũ Khoan, Bộ trưởng Thương Mại Việt cộng có tuyên bố rằng đă có tiến bộ về thương lượng hiệp định ấy.

Đảng cộng sản Việt nam lén lút hiến dâng một phần lănh thổ trên đất liền cho Đảng cộng sản Trung hoa. Để thực thi hiệp định trên đất liền, vào 27 tháng 12 năm 2001, hai bên đă làm lễ cắm mốc để thiết lập đường ranh biên giới mới tại Móng cái và Đông hưng. Qua công tác này, dân chúng mới được biết Việt cộng đă hiến dâng một số địa điểm cho Trung cộng. Thí dụ những nơi có tính cách lịch sử gắn liến với đời sống dân tộc tượng trưng cho công cuộc bảo vệ một cách kiêu hùng sự vẹn toàn lănh thổ như Ai Nam Quan; thắng cảnh danh tiếng như Thác Bản Giốc đă trở thành tài sản của ngoại bang. Và người ta chỉ được biết một cách không chính xác vị trí khoảng 164 điạ điểm chiến lược trọng yếu nằm dọc theo biên giới Quảng ninh, Lạng sơn, Cao bằng, Hà giang, Lào cai có địa thế hiểm trở đă giúp cho dân tộc Việt đánh bại quân xâm lăng Bắc phương trong các thế kỷ trước nay đă được Đảng Cộng sản Việt nam chính thức chuyển nhượng cho kẻ thù của dân tộc.

Nay với hai hiệp định này, diện tích vịnh Bắc Việt của Việt nam lại bị thu hẹp gần một phần mười trong tổng số diện tích và cả tài nguyên trong vịnh cũng được nhượng cho ngoại bang vào khai thác.

Dù Việt cộng giữ bí mật các hiệp ước đó, việc hiến dâng lănh thổ trên đất liền và trong vùng Vịnh cho Trung cộng đă trở thành hiển nhiên, không thể chối căi được. Để cho mọi người hiểu rơ hơn vùng Vịnh Bắc Việt, nguyên Hạm-Trưởng Hải-Quân VNCH Vũ Hữu San, một học giả khả-kính thuộc Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lănh Thổ Việt Nam đă dành nhiu công sưu-tầm, nghiên-cứu về địa-lư để chứng-minh chủ-quyền của Việt-Nam trên vùng biển Vịnh Bắc-Việt. Công-tŕnh nghiên-cứu ấy đă hoàn-tất và được ấn-hành dưới nhan-đề VỊNH BẮC-VIỆT - ĐỊA-LƯ và CHỦ-QUYỀN HẢI-PHẬN

            Đây là một công-tŕnh nghiên-cứu hết sức công-phu với nhiều khám-phá mới. Ông Vũ hu San đă cho độc-giả thy rng Ông có kiến-thức uyên-thâm, thông-hiểu về hải-dương-học, địa-chất-học, sinh-vật-học, thảo-mộc-học, văn-minh-học, nối kết các dữ-kiện hiện có để chứng-minh Vịnh Bắc-Việt thực sự là nơi khai-nguyên của dân-tộc. Với quan-niệm mới mẻ, tác-giả đưa người đọc đi về t́m hiểu nguồn gốc dân-tộc, từ những ngày theo Mẹ lên Núi (Tây-tiến), theo Cha xuống Biển (Đông-tiến), rồi hợp-đoàn trong nỗ-lực Nam-Tiến. Ngụ ư rằng công-tŕnh Đông-Tiến vẫn c̣n đang tiếp-tục, Ông kêu gọi mọi người Việt-Nam theo bước tiền-nhân, khai-thác và bảo-vệ Biển Đông, trong đó có vùng tối trọng-yếu là Vịnh Bắc-Việt.

            Riêng về vấn- đề hải-phận Vịnh Bắc-Việt, tác-giả đă:

-          phân-tích rành mạch tính-cách bất b́nh-đẳng của hiệp-ước vừa kư-kết,

-          đả phá tính-chất thiếu công bằng, vô-lư trong quan-hệ giữa Việt - Hoa hiện nay,

-          mong tạo dư-luận rộng răi dứt-khoát không chấp-nhận Hiệp-định Phân-định Vịnh Bắc Bộ và cả Hiệp định Hợp tác Nghề Cá, v́ nó ảnh-hưởng trực-tiếp đến sự tồn tại và phát triển lâu dài của đất nước.

Trong một chương quan-trọng của cuốn sách, tác-giả đ-nghị những biện-pháp khả-thi cho cả hai nước. Ông cũng ước-lượng một số đường ranh giới hải-phận một cách công-bằng thể theo Luật Biển Liên-Hiệp-Quốc và công-pháp quốc-tế hiện-hành.

Tài-liệu tham-chiếu và viện dẫn rất là phong-phú. Học giả Vũ-Hữu-San đă sưu-tầm được rất nhiều tài-liệu do những tác-giả có uy-tín viết về vấn-đề này. Cuốn VỊNH BẮC-VIỆT - ĐỊA-LƯ và CHỦ-QUYỀN HẢI-PHẬN có tới cả trăm bản-đồ và h́nh-ảnh giúp cho người đọc nh́n thấy ngay được vấn-đề.

            Cuốn Vịnh Bắc Việt- Địa lư và Chủ Quyền Hải Phận cũng có một giá trị rất cao, như cuốn Điạ lư Biển Đông với Trường Sa và Hoàng Sa của tác giả mà Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lănh Thổ Việt Nam đă bảo trợ cách đây đúng 7 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1995.

Với một phương pháp làm việc nghiêm túc theo tiêu chuẩn cao độ, tương đương với qui luật của các Viện Nghiên Cứu hàng đầu tại xứ này, học giả Vũ Hữu San đă thành công trong công tác mà ông đảm nhiệm.

Chúng tôi mong ước rằng người tị nạn ḿnh sẽ tiếp tay phổ biến cuốn sách có giá trị này đến nhiều nơi như Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toành Lănh Thổ trước đă làm đối với cuốn Địa Lư Biển Đông với Trường Sa và Hoàng Sa.

 

Ngày 30 tháng 4 năm 2002

Đại diện Ủy Ban Bảo Vệ Lănh Sự Vẹn Toàn Lănh Thổ Việt Nam

Nguyễn Văn Canh

 

 

Up