|
Chương 3 Địa-Lý Nhân-Văn: Văn-minh và Sinh-hoạt (tiếp theo)
3.16 - Quảng Ninh Diện-tích : 5,938 km2 Dân số (1999): 1,004,461 người. Nói chung, mức sinh-hoạt của dân-chúng các tỉnh duyên-hải Việt-Nam cao hơn đồng-bào của ta trong nội-địa. Qua mấy thập-niên rồi, tỉnh Quảng-Ninh đáng kể nhất trong các tỉnh duyên-hải vì đã đạt nhiều tiến-bộ trên phương-diện nhân-sinh. So với các tỉnh nằm trên tuyến biên-giới phía bắc, Quảng-Ninh có ưu-thế lớn mà các tỉnh khác không có. Quảng Ninh có bờ biển dài 250 km, với 32 đảo lớn có dân và gần 2,000 đảo nhỏ. Tỉnh có 10 huyện, 2 thị xã và một thành-phố trực thuộc là thành-phố Hạ Long. Dân số, sống hòa-hợp với 8 dân-tộc khác nhau, như: Tày, Dao, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa... Quảng-Ninh có một vị-trí chiến-lược quan-trọng trong quốc-phòng và trong nền kinh-tế của đất nước. Tỉnh có tiềm-năng kinh-tế đa-dạng và phong-phú. Than đá là nguồn tài-nguyên chính, chiếm 90% số lượng trên cả nước. Từ lâu Quảng Ninh đã là khu công-nghiệp than lớn của cả nước, trữ lượng khoảng 3 tỉ tấn. Mỗi năm khai-thác được 6 - 7 triệu tấn than. Ước-lượng với mức khai-thác này, than sẽ đủ cung-cấp trong nhiều thế-kỷ nữa mới hết.[120] Ngoài than, Quảng Ninh có ưu-thế về vật-liệu xây-dựng như đá vôi, đất sét, cát, đá Pyproxit... để sản-xuất gạch, ngói, xi măng, đáp ứng nhu-cầu nguyên, nhiên-liệu cho nhiều ngành công-nghiệp trong cả nước. Quảng-Ninh không những có than vàng đen của ngành công-nghiệp, lại có biển với nhiều bãi tôm cá nổi tiếng cùng hơn nghìn hòn đảo tuyệt đẹp mà khách xa đến thăm đều ngẩn ngơ xúc động. Trên các đảo có nhiều loài gỗ quý như Sến, Lim xanh, Táu lá nhỏ, Sao hồng gai, Gội nếp… Quảng-Ninh đang trên đường xây-dựng thành một tỉnh mạnh về quân sự, giàu có về nông-nghiệp, một tỉnh lớn vào bậc nhất nước ta.[121] Từ Mũi Ngọc đến Ðầm Hà, bờ biển cạn. Có những cảng cá như Mũi Ngọc, Tiên Yên, Hà Cối, Ðầm Hà…nhưng tàu lớn không cập bến được. Khi nước triều xuống ta thấy nhiều bãi phù-sa tích-tụ trải rộng, bề mặt phẳng lì với những bụi ô rô và sú vẹt. Trong tương-lai, những bãi phù-sa này có thể sử-dụng làm đất nông-nghiệp. Xa hơn về phương Nam, bờ biển Cẩm Phả, Hồng Gai có độ sâu đáng kể. Ở đây có những bến cảng thiên-nhiên, tàu lớn cặp bến lấy than. Trong tương-lai, tàu trọng-tải 40,000 tấn có thể ra vào an-toàn cảng Cái Lân. Tổng-số hàng-hóa ra vào các cảng Quảng-Ninh đã lên tới 7 triệu tấn vào năm 1998. Quảng Ninh có thuận-lợi về kinh-tế cảng biển, trong đó có cảng nước sâu Cái Lân, tương-lai là một trong những cảng quan-trọng của quốc-gia. Trong giai-đoạn 1, ba cầu tàu được xây-dựng trước, dành cho tàu có sức chở 40 nghìn tấn cập cảng năm 2002. Đất nông-nghiệp có trên 74,000 ha, trong đó 35,000 ha đất canh tác, sản-xuất mỗi năm 150 - 160 ngàn tấn lương thực, đáp ứng cơ bản nhu-cầu khu-vực nông thôn. Đất lâm nghiệp có 390,000 ha, tỉ lệ che phủ của rừng đạt trên 23%. Miền duyên-hải trải dài với nhiều đảo lớn nhỏ bao bọc bên ngoài rất nổi tiếng về cảnh đẹp và phong-phú về hải-sản.Quảng Ninh là vùng du-lịch nổi tiếng, có Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên-nhiên của thế-giới.
Hình 67. Bản-đồ tỉnh Hải-Ninh
Trước đây muốn ra đảo Vân-Ðồn, người ta phải dùng phà nhưng vì khoảng cách khá xa, lại gặp sự phức-tạp của thủy-triều, nên việc đi lại rất khó-khăn. Ngày 20-4-2002, cầu Vân Ðồn được khởi công xây-dựng - nối thị trấn Cửa Ông với huyện đảo Vân Ðồn. Cầu Vân Ðồn với chiều dài 3.427m rộng 12 m, sẽ là cầu lớn nhất của tỉnh Quảng-Ninh. Cầu dự-kiến hoàn-thành vào tháng 7-2004. [122]
Hình 68. Vị-trí các cảng thương-mại và cảng than tỉnh Hải-Ninh
3.17 - Hải-Phòng Diện-tích: 1,503 km2 Dân số (1999): 1,672,992 người. Hải-Phòng là thành-phố lớn thứ ba của Việt-Nam sau Sài-Gòn và Hà-Nội, đồng thời còn là cảng lớn quan-trọng thứ hai trong cả nước. Số lượng hàng thông qua cảng trung-bình hơn 27 nghìn tấn/ mỗi ngày. Được biết đến như là một thành-phố Hoa phượng đỏ, Hải-Phòng còn rất nhiều ngôi nhà xây-dựng theo kiểu Pháp. Đây là một thành-phố nhỏ và xinh xắn, khách du-lịch có thể đi dạo khắp thành-phố, dễ dàng mua sắm và thăm viếng những điểm du-lịch nổi tiếng: - Đình Hàng Kênh nằm ngay trong thành-phố. Bên trong thờ thành hoàng làng và Ngô Quyền, vị anh-hùng dân-tộc chống lại quân xâm-lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng. - Chùa Dư Hàng là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất vùng này. Chùa được xây-dựng cách đây 3 thế kỷ. Ngôi chùa được trang trí rất đẹp và còn lưu giữ lại được nhiều đồ vật cổ, - Sông Bạch Đằng là con sông nổi tiếng trong lịch-sử Việt Nam, đó là nơi dân-tộc-Việt Nam đã 3 lần đánh bại quân xâm-lược phương Bắc. Trong đó chiến thắng thứ ba đánh thắng quân Nguyên Mông được cả thế-giới biết đến. Nhiều cọc gỗ nhọn đã được tìm thấy tại đây. - Bãi biển Đồ Sơn cách Hải-phòng 20km là bãi biển khá đẹp có bãi cát trắng và mịn. Các khách sạn ở đây tương đối tốt có thể đáp ứng được nhu-cầu của du-khách.
Hình 69. Bản-đồ Hải-Phòng
Hình 70. Tàu Bạch Ðằng 6,600 tấn vừa hạ-thủy
Kỹ-nghệ đóng tàu của Hải-Phòng khá tiến-bộ. Năm 2002, nhà máy đóng tàu Bạch Ðằng đã hoàn-tất việc đóng chiếc tàu vận-tải thứ ba có trọng-tải 6,500 tấn theo tiêu-chuẩn đăng-kiểm của Nhật-Bản. Tiếp tục là một con tàu 11,500 tấn. Dự-trù trong tương-lai, xưởng này sẽ kiến-trúc và sửa-chữa thương-thuyền lớn tới 30,000 tấn [123]. Người Nhật-bản cũng tài-trợ việc nâng-cấp hải-cảng Hải-Phòng trong ngân-quỹ OECF (Overseas Economic Co-operation Fund).Sự gia-tăng lưu-lượng trên tuyến Vân-Nam / Hà-Nội / Hải-Phòng sẽ làm cho các hải-cảng Hải Phòng, Cái Lân thêm bận rộn[124].
Hình 71. Một kiến-trúc kiểu Pháp tại Hải-Phòng Hải-Phòng có một huyện-đảo là Cát Hải, nằm về phía Ðông thành-phố Hải Phòng, cách nội thành 22 km. Tổng diện-tích (kể cả rừng ngập mặn): 322,3 km2 (chỉ tính phần đã xác định) Dân số: 27,336 người.Cát Hải có đường xuyên đảo Đình Vũ - Cát Bà; có bến Gót, bến Bèo là những đầu mối giao-thông chính bằng đường thủy đưa đón khách Hải Phòng - Cát Bà. Trên đảo có Vườn Quốc gia Cát Bà.[125] Hướng phát-triển kinh-tế của huyện đảo Cát Hải là nghề cá, nghề muối, chế-biến hải-sản, du-lịch và dịch vụ. Một số ngành tiểu thủ công nghiệp trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi. Cát Hải có đặc sản nước mắm ngon nổi tiếng.
3.18 -Thái Bình Diện-tích: 1,509km2 Cư dân của tỉnh sinh sống ở thị xã Thái Bình và các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Đông Hưng, Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải, Thái Thụy. Mật-độ toàn-tỉnh vào hàng cao nhất nước, 1,2000/km2.
Hình 72. Bản-đồ tỉnh Thái-Bình
Thái Bình là một trong những tỉnh đặc-biệt nằm quanh Vịnh Bắc-Việt vì không có đồi núi. Tuy vậy, Thái-Bình có bờ biển dài 53 km, 5 cửa sông lớn và nhiều bãi cát dài thoai thoải, nước trong xanh. Những khoáng-sản trầm-tích tiến xa ra biển, những mỏ dầu, khí đốt hấp dẫn giới khoa-học và các nhà kinh-tế. lưu-tâm. Thái Bình không có “sơn-hào”, nhưng “hải-vị” rất đáng kể với trên 200 loài thủy-sản có giá trị kinh-tế cao. Ngoài ra, gần 2500 đầu chim quí hiếm là niềm vui bất tận cho các dịch vụ săn bắt, giải trí.[126] Khu bảo-tồn thiên-nhiên Thái Thụy có ranh-giới phía nam là sông Trà Lý và ranh-giới phía bắc là sông Thái Bình. Khu bảo-tồn có các con sông như sông Diêm Hồ chảy ra biển tại khu-vực giữa sông Trà Lý và sông Thái Bình. Phía Nam của sông Thái Bình có các bãi bồi lớn được tạo bởi các trầm-tích lắng đọng. Phía tây khu bảo-tồn là các bãi cát trũng tiếp giáp với sông Trà Lý, ở đó có các đầm canh tác thủy-sản. Từ những thập-niên 1960, 1970; người ta đã hy-vọng tìm thấy dầu khí ở Thái-Bình. Dầu thô chưa tìm thấy, nhưng việc khai-thác khí đốt đã tiến-hành với giá-trị thương-mại khiêm-tốn. Ước-tính trữ-lượng của một công-trường khí đốt ở Tiền-Hải là 1.3 triệu mét khối [127]. Cho dù ít hay nhiều, việc tìm kiếm dầu khí trong khu-vực duyên-hải và ngoài Vịnh Bắc-Việt cũng đã mang lại hy-vọng lớn cho cả nước về dầu khí [128]. Toàn tỉnh có 82 công-trình kiến-trúc nổi tiếng như chùa Keo, đền Đông-bằng, đền Tiên Ca, cung Long Hưng. Thái Bình có khoảng 30 lễ hội khác nhau như hội Keo, Tiên ca, Đồng-bằng, hội Du xuân, hội thi nghề... Các hình thức sinh hoạt văn-hoá ở Thái Bình hết sức phong-phú với 16 thể loại hát, múa đặc trưng như múa rối nước Nguyên xá, chèo làng Khuốc, kéo chữ Phụng công, múa bát dập, hát ống Lộng Khê, hát trẽ khói Cốc mỏ... nhiều trò chơi độc đáo: Thi pháo đất, bắt cá, bắt trạch, bắt vịt, nấu cơm, dệt chiếu, rước ông Đùng - bà Đà, chọi trâu, chọi gà...
Hình 73. - Cầu Tân-Ðệ nối Nam-Ðịnh và Thái-Bình lúc sắp hoàn-tất
Hình 74. Vị-trí Cây Cầu Tân-Ðệ- Cầu này nối liền Nam-Ðịnh với Thái-Bình
3.19 - Nam Định Diện-tích: 1,669,36 km2 Dân số (1999): 1,888,406 người Nam Định là một tỉnh quan-trọng về dân số cũng như về vị-thế trong khu-vực châu-thổ sông Hồng. Tỉnh này gồm có: thành-phố Nam Định, các huyện: Xuân Thủy, Hải-Hậu, Nam Ninh, Nghĩa Hưng, Vụ Bản, Ý Yên. Thế mạnh về kinh-tế của Nam-Ðịnh là: Nông - Công - Ngư nghiệp Địa-thế Nam Định thuận-lợi cho việc giao-thông đến các tỉnh lớn khác bằng đường bộ và đường thủỵ Quốc lộ 1 và liên tỉnh lộ 10 là những đường giao-thông quan-trọng. Năm nay, cây cầu Tân-Ðệ nối Nam-Ðịnh và Thái-Bình vượt sông Hồng vừa hoàn-tất. Mật-độ dân-cư Nam Định cũng cao như Thái Bình. Ruộng ở đây cũng như ở Thái Bình, do phù-sa bồi đắp lên. Nông-dân cấy lúa hai vụ chiêm mùa [129]. Cây kỹ nghệ ở Nam Định không nhiều ngoài cây dâu nuôi tằm, cây bông sợi và cói trồng rải rác khắp tỉnh. Những loại cây ăn trái cũng được trồng nhiều ở vùng quê. Ở Xuân Trường và Giao Thủy có loại cam rất ngon, ở Ngọc Cục trồng chuối ngự và một loại bắp cải nổi tiếng. Các vùng gần sông biển thịnh hành về nghề đánh cá. Vùng biển Quất Lâm, Văn Lý có rất nhiều loại cá tôm ngon. Ngoài ra, dân chúng còn làm muối ở Quất Lâm, Lạc Quần, Văn Lý, Chợ Con, Xuân Hạ....Nam Định không có mỏ kim-loại mà chỉ có một số mỏ đá vôi ở vài ngọn núi đồi trong tỉnh.Kinh-tế và thương mại của Nam Ðịnh chưa phát-triển mạnh, còn thiên về các nghề tiểu thủ công-nghệ. Sinh hoạt buôn bán tập trung vào thóc gạo, bông sợi, tơ lụa, ngư sản, muối, đồ khảm... Ðặc-biệt nổi bật nhất có Nhà Máy Sợi Nam-Ðinh có thời kỳ đã phát triển rực rỡ với khoảng 17,000 người. Giữa thập-niên 1990, do cách quản lý sai lầm, đã rơi vào tình trạng suy sụp. Hiện nay, nhà máy đang sử-dụng 7,300 công nhân. Với chương trình đầu tư đổi mới kỹ thuật, công nghệ từ nay đến năm 2005, Công ty Dệt Nam Định đang hy-vọng trở lại là một trong những công ty dệt may lớn nhất ở khu vực miền Bắc. Nam Định có nhiều di-tích và thắng-cảnh như sau: Đền nhà Trần: đền Đức Trần Hưng Đạo, đền anh-hùng Triệu Quang Phục, đền thờ Trung Tấn Vương, đền thờ Lương Quận Công họ Bùi, đền Phủ Giầy và đền Đồng Phù, chùa Tháp chùa Phổ Minh, chùa Cổ Lễ và chùa Đại Bi thờ Đạo Hạnh Thiền Sư đời Lý. Ðền nhà Trần rất cổ, tại làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, cách tỉnh lỵ ba cây số về phía Bắc> Ðền còn gọi là Thành Vàng hay đền Cổ Trạch, xây vào năm 1239 để thờ các vua nhà Trần, trước đền có hai chữ "Trung-Hiếu" rất lớn. Nam-Ðịnh có 3 cảng: - Cảng sông tại thị-xã Nam-Ðịnh tiếp-nhận 600,000 tấn hàng năm. - Cảng biển Hải-Thịnh 750,000 tấn hàng năm. - Cảng Kiến-Khê đang bành-trướng.
Hình 75. Bản-đồ tỉnh Nam-Ðịnh
3.20 - Ninh Bình Diện-tích: 1,388 km2 Dân số (1999): 884,080 người. Ninh Bình bao gồm 2 thị xã lớn Ninh Bình và Tam Điệp cùng 5 huyện: Hoàng Long, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp, Kim Sơn. Diện-tích rừng của Ninh Bình chiếm tới 11.275 hécta, rừng nguyên thủy Cúc Phương rất nổi tiếng. 233 loài động-vật bao gồm các loài chim, 24 loại côn trùng và nhiều loại thuốc quý. Về địa-thế, Ninh Bình gồm hai khu khác hẳn nhau: khu phía Đông-Bắc là đồng-bằng phù-sa, khu phía Tây-Nam là đồi núi. Các dãy núi đá vôi chạy dài theo hướng Tây Bắc/Đông Nam từ tỉnh Hòa Bình ra đến biển vào đến tận tỉnh Thanh Hóá. Phía nam của Ninh-Bình có nhiều đèo như đèo Tam Điệp (là nơi quốc lộ số 1 đi qua), đèo Đồng Giao, đèo Quán Các, đèo Chính Đạị...Khu đồng-bằng có nhiều ngọn núi đá vôi đơn độc cao từ 50 tới 100 thước, như núi Thúy, Cánh Diều, Hồi Hạc, v.v... Những núi bất thường này tạo nên một vùng cẩm tú mang danh là "Vịnh Hạ Long trên đất liền"[130].
Hình 76. Bản-đồ tỉnh Ninh-Bình
Vùng phía Nam của tỉnh Ninh Bình, chỗ cửa sông Đáy, nhờ phù-sa bồi đắp mở rộng đất đai ra biển, hàng năm có tới 100 m. Là một nhánh của sông Hồng, sông Đáy là sông lớn nhất của Ninh Bình. Các sông khác chảy qua tỉnh là sông Nho Quan, Hoàng Long Giang và Chính Đại. Ninh Bình có nhiều sông nhỏ ở gần miền biển, giữ vai trò hữu ích là tháo bớt nước trong mùa nước lớn tránh nạn lụt lội. Tương-tự như sông Bạch Ðắng, sông Ðáy cũng từng giữ vai-trò chiến-lược trong lịch-sử: - Vào năm Kỷ-Mão (979) hơn một ngàn chiến-thuyền Chiêm tiến vào cửa Đại-An sông Đáy. Không may cho họ, một trận bão nổi lên đánh chìm cả hạm-đội. Phần lớn quân Chiêm làm mồi cho cá. Quân Chiêm gặp trận "Thần-Phong" không đánh đã tan. Thủy-quân Việt tại kinh-đô Hoa-Lư tuy sẵn sàng tác-chiến nhưng không phải ra tay. - Sông Chính Đại (nhánh sông Ðáy, thuộc huyện Yên Mô) có cửa Thần Phù. Ðây là nơi quân Chiêm Thành đổ bộ thủy quân đánh bất ngờ và chiếm được thành Thăng Long năm 1377 (đời vua Trần Duệ Tông. Trước đây,cửa biển Thần Phù có gió to sóng lớn, nhưng nay đất bồi ra biển khá nhiều. Trước đây, chung quanh tỉnh lỵ và trên bờ sông Đáy, dân chúng thường chỉ cấy lúa chiêm. Sau khi xây đê và lập hệ-thống dẫn nước vào ruộng ngày nay nông-dân canh tác tới 2, 3 vụ mùa hàng năm. Miền cao thì trồng các loại cây kỹ nghệ như trà, trẩu, cà phê và thuốc lá. Thuốc lá Ninh Bình khá nổi tiếng. Các hoa màu khác là lạc (đậu phọng) dâu, mía, ngộ, khoai... Về phía Tây Nam có nhiều rừng có nhiều cây mây, song (một loại cây mây), và trẹ Tre hoa là loại tre rất tốt ở hai huyện Gia Viễn và Nho Quan. Rừng Ninh Bình có nhiều dã cầm dã thú. Vùng gần biển, như Phát Diệm, dân chúng trồng cói và là một nguồn lợi đáng kể của Ninh Bình. Vùng gần sông biển, dân ta cũng làm nghề đánh cá. Khoáng-sản trong tỉnh không nhiều, chỉ có mỏ than ở Đồng Giao, vùng núi có nhiều đá hoa. Kỹ nghệ và thương mại Ninh Bình chưa phát-triển nhiều, chỉ có ngành dệt và sản-xuất chiếu ở vùng Phát Diệm là thịnh hành hơn cả. Ninh Bình có nhiều thắng-cảnh và di-tích lịch-sử: Hoa Lư: Kinh đô của nhà Đinh và Tiền Lê, Người ta đã tìm thấy nhiều cổ-vật quý từ thời kỳ đồ đá ở Ninh Bình. Ngoài ra ở đây còn có suối nước khoáng với nhiệt-độ trung-bình 530C rất thuận-lợi cho khách du-lịch nghỉ ngơi và dưỡng bệnh. Ninh Bình trước đây là kinh đô dưới triều vua Đinh và vua Lê vào thế kỷ 10. Cố đô này là một trong những điểm di-tích lịch-sử nổi tiếng nhất ở Việt Nam với các cụm di-tích: Đền thờ Vua Đinh, Vua Lê, cố đô Hoa Lư, chùa Nhất Tự, khu Ba Chùa, khu Vọng Đức và chùa Can Linh... Thêm vào đó còn có đền Thái Vi, chùa Bích Động, chùa Linh Cốc tại Tam Cốc - Bích Động cùng nhiều đình, đền, chùa từ các thời Trần, Lê, Động Thiên Tôn: ở làng Đa Giá, thờ đức Trấn Vũ từ hơn nghìn năm nay và nhà thờ đá Phát Diệm tại Kim Sơn.
Hình 77. Quang-cảnh Ninh-Bình, vùng “Hạ-Long Trên Cạn”
Về địa-giới, Ninh-Bình là một tỉnh nhỏ tân-lập, nhiều khi bị sáp-nhập vào các tỉnh lớn hơn. Tuy vậy, chỗ đứng của tỉnh Ninh-Bình trên phương-diện địa-dư và lịch-sử có tính-cách riêng-biệt và độc-lập của nó. Cảnh-quan cũng có thay-đổi nhiều trong giai-đoạn nửa thế-kỷ vừa qua. Những cánh đồng chiêm ngập nước mùa lũ-lụt đã biến mất.[131] Dân làng nhiều nơi không còn dùng thuyền làm phương-tiên giao-thông. Ðê chắn nước dọc theo sông được xây khắp nơi, tuy giúp dân cầy cấy nhiều vụ lúa trong năm, nhưng cũng thường xuyên làm cho đồng ruộng bị úng-thủy lâu hơn. Rừng nguyên sinh Cúc-Phương ở vị-trí giáp ranh-giữa ba tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình; có diện-tích 25,000 ha, trong đó 3/4 là núi đá vôi cao từ 300 đến 600 m so với mặt biển. Tại thị-xã Ninh-Bình có một cảng sông với khả-năng tiếp-nhận tối-đa 2 triệu tấn hàng-hóa một năm (1.6 triệu tấn năm 1996). Tỉnh đang hoạch-định để tương-lai tiếp-nhận tàu biển cỡ một ngàn tấn. 3.21 - Thanh Hóa Diện-tích:11,168 km2 Dân số (1999): 3,467,609 người Thanh Hóa là một tỉnh lớn đông người, có bờ biển dài gần 100km với nhiều bãi biển đẹp mà nổi tiếng nhất là Sầm Sơn. Đây là bãi biển phẳng, nước xanh như ngọc tràn ngập ánh nắng với nhiều điểm du-lịch phụ cận như đền Độc Cước, hòn Trống Mái, chùa Cô Tiên, khu đầm lầy nước mặn Quảng Cư, Quảng Tiên có nhiều chim thú, cây cỏ và hải-sản. Hàng năm có hàng triệu du khách tới Sầm Sơn để tắm biển và nghỉ ngơi. Thanh Hóa có ngư trường của nhiều nguồn hải-sản khá phong-phú. Cả tỉnh hiện có khoảng 50 nghìn lao-động và gần nửa triệu ngư-dân làm nghề biển. Đất đai Thanh Hóa ít đồng-bằng nhưng rất nhiều rừng núi, chia tỉnh làm từng vùng. Núi rải rác khắp nơi, độ cao từ 200 đến 1.300 thước. Những dãy núi đáng kể là: Dãy núi Tam Điệp chạy dài phía Bắc, giáp ranh-giới với Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; dãy núi Pu Luông phía Tây, dãy núi Quỳnh Lưu phía Nam. Phía Đông có núi Lau, Ba Làng. Ngoài ra là những núi Ái, Hùng Lĩnh, Bù Me (700 thước), Bù Bưa (1.280 thước), Bù Bang, Bù Mun (719 thước), Bù Tam (357 thước), Bát Noãn Sơn, Sơn Trang, Hỏa Châu, Đá Chẹt, Bọm, Voi, Các, Vân Liên, Lom Dong, Thông Lim, Liên Xá, Ngọc Sơn, Tuân Thiềm, Hậu Thạch, Thiết Giáp, Thần Đầu, Bàn A, Xuân Đài, Tam Thai, Diệu, Bút, Kim Sơn, Mai Sơn, Độc Cước, An Hoạch, Khế, Nưạ... Tỉnh có trên 200 suối và khoảng 20 sông rạch chảy từ hướng Tây-Bắc xuống Đông-Nam vào Vịnh Bắc-Việt. Sông chính là sông Mã dài 380 cây số, phát nguyên từ dãy núi Pu Va, chảy ngang tỉnh rồi ra cửa biển Hội Trào khá lớn (1,800 thước). Sông Lường (sông Chu) dài 135 cây số chảy từ Sầm Nứa bên Lào về Thanh Hóạ Ngoài ra là các sông Chang, sông Bười, sông Cây Gang, sông Đằng.... Những cửa biển quan-trọng là Hội Trào, Ba Làng, Y Bích, Bạng. Các cảng cá Lạch Hới (Sầm Sơn), Lạch Bạng (Tĩnh Gia), Lạch Trường (Hậu Lộc) đã và đang trở thành những trung-tâm dịch vụ nghề cá, không chỉ đem lại lợi ích kinh-tế trực-tiếp cho địa-phương, còn tạo thêm điều-kiện để các nơi khác đến giao-lưu hàng-hóa, trao đổi kinh-nghiệm hoạt-động kinh-doanh hải-sản.
Hình 78. Bản-đồ Thanh-Hóa
Huyện Nga Sơn sát tỉnh Ninh Bình có động Từ Thức, theo truyền thuyết là nơi Từ Thức gặp tiên. Động có rất nhiều điều kỳ thú do thiên-nhiên tạo ra như Đường lên trời, Kho gạo, Kho khỉ, Chuông... Ðền Ðộc Cước (còn gọi là đền Gầm) ngự trên đỉnh hòn Cổ Giải gắn liền với truyền thuyết chàng khổng lồ xẻ đôi mình, một nửa ra khơi tiêu diệt thủy quái bảo vệ dân chài, còn một nửa đứng canh trên đỉnh hòn Cổ Giải. Ðền vẫn còn tượng nửa thân người và bước chân khổng lồ trên đá của chàng trai dũng cảm đó. Vườn quốc-gia Bến Én giáp phía Nam tỉnh Nghệ An có phong cảnh núi hồ đẹp cùng những cây cổ thụ hàng ngàn tuổi và nhiều động-vật quý hiếm. Đối với những du khách say mê lịch-sử không thể bỏ qua di-tích thành nhà Hồ mà kiến-trúc của nó làm người ta liên-tưởng tới những thành đá ở Ý và Hy Lạp, các di-vật của người Việt cổ (Núi Đọ, Đông Sơn), khu di-tích Lam Kinh. Ngoài ra tới đây du khách sẽ được thưởng thức chiêm ngưỡng những di sản văn-hoá Việt Nam bao gồm các trò chơi dân gian, các làn điệu xứ Thanh, các lễ hội và nhiều hoạt-động văn-hoá khác. Chắc chắn Thanh Hoá sẽ là điểm dừng chân không thể bỏ qua đối với nhiều khách du-lịch trong và ngoài nước. Bờ biển Thanh Hóa thấp và phẳng vì tiếp giáp với các đồng-bằng. Tuy nhiên, cũng có vài nơi lởm chởm với những dãy đá ngầm. Ngoài khơi biển Thanh Hóa có một số đảo nhỏ như hòn Nẹ ở phía Nam Nga Sơn, hòn Nghi Sơn trên có núi Biện Sơn cao 162 thước. Phía Đông hòn Nghi Sơn là quần đảo hòn Mê với các hòn Vang, hòn Vát, hòn Bong, hòn Gác, hòn Đó. Một số nơi ở Đông Sơn, Thiệu Hóa, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Hậu Lộc vẫn còn những vết tích của các thời kỳ đồ đá cũ sơ khai, đồ đá giữa, đồ đá mới, đồng thau sơ khai và những vết tích thuộc nền văn-hóa Đông Sơn cuối thời đại đồ đồng. Núi rừng Thanh Hóa đã chia đất đai làm nhiều vùng kinh-tế. Vùng đồng-bằng trồng lúa và các loại hoa màu như khoai lang, đậu tương, ngô, thuốc lá, cau. Giữa miền núi và đồng-bằng có nhiều đồi thấp thích hợp cho việc trồng cây kỹ nghệ như trà, bông gòn, mía, hoa màu, cây ăn trái. Cam ở làng Giàng và mía "Ðường Trèo" nổi tiếng ngon. Vùng rừng núi có nhiều loại cây lồ ô (luồng), tre, nứa, vầu, lim, quế, củ nâu. Lim xanh là loại gỗ rất tốt. Quế Thanh ở Trịnh Vạn rất quý, có thể chữa nhiều bệnh và có nhiều ở các rừng thuộc hai huyện Lang Chánh và Thường Xuân. Tại ven biển Thanh Hóa, dân chúng trồng dừa, dưa hấu, đay, dâu nuôi tằm, cói và làm nghề đánh cá. Cá Mè ở sông Mực thịt rất thơm. Xưa, cá Mè, cam Giàng, mía "Ðường Trèo" thường được dùng để tiến vua. Rừng Thanh Hóa cũng có nhiều dã cầm dã thú như cọp, beo, gấu, khỉ, hươu, nai, gà gô, gà lôi, công.... Khoáng-sản địa-phương có một số mỏ như: Mỏ cơ-rôm (kền) cô-ban (cobalt) ở Triệu Sơn; mỏ sắt ở Đông Thiệu, Trung Sơn, Như Xuân; mỏ phốt-phát ở Hàm Rồng, Nông Cống, Vĩnh Thạch, Thọ Xuân; mỏ đồng vùng Lương Ngọc, Thường Xuân; mỏ chì, kẽm ở Như Xuân, Tĩnh Gia; mỏ than vùng Quảng Xương, Cẩm Thủy; mỏ mi-ca ở Hoằng Hóa; mỏ đá vôi ở khắp nơi. Thanh Hóa là vùng đất dựng nghiệp của nhiều triều đại. Tỉnh này có những di-tích lịch-sử và danh lam thắng-cảnh như: Mộ anh thư Triệu Trinh Nương, Đền anh-hùng Lý Thường Kiệt, Đền anh-hùng Trần Nhật Duật, Đền vua Lê Thái Tổ… Tại xã Đan Nê, trong núi Tam Thai có Miếu Đồng Cổ. Trong Miếu có đặt một trống đồng, mặt trống lớn hơn hai thước, cao trên một thước; mặt có chín vòng tròn, chung quanh khắc hoa-văn. Tục truyền rằng đây là chiếc trống đồng đời vua Hùng Vương. [132]Thanh Hóa đang cố nâng sản-lượng đánh bắt thủy-sản, từ 50,000 tấn trong năm 2000 lên đến 75,000 tấn vào năm 2010 (trong đó khai-thác xa bờ là 15,000 tấn vào năm 2000, và 35,000 tấn vào năm 2010). Về diện-tích nuôi trồng thủy-sản, từ 6,000 ha vào năm 2000 sẽ đạt đến 8,000 ha vào năm 2010. Thanh Hóa nâng giá trị xuất khẩu thủy-sản từ 12 triệu Mỹ-Kim USD (US Dollar) vào năm 2000 lên 40 triệu USD vào năm 2010. Ngoài người Kinh (84,7 %), Thanh-Hóa có tới 31 nhóm dân-tộc. Trong đó, đông nhất có người Mường (8,7 %), người Thai (5,9 %), người H'Mong, người Dao, và người Thổ. Người Kinh sống dọc duyên-hải, nợi đô-thị. Những dân-tộc khác sinh-hoạt tại vùng núi.
3.22 - Nghệ An Diện-tích: 16,371 km2 Dân số (1999): 2,858,265 người. Tỉnh Nghệ An có tới 16 dân-tộc sống chung với nhau. Ðông nhất là người Kinh, sau đó đến người Thái, Tầy, H'Mông, Chút... Tỉnh có 17 huyện: Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Hưng Yên, Nam Đàn, Đô Lương, Thanh Chương, Anh Sơn, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong, Con Cuông, Trương Dương, Kỳ Sơn và thành-phố Vinh. Nghệ An có đủ cả miền núi, trung du, đồng-bằng và ven biển. Tỉnh có nhiều sông lớn nhỏ. Sông lớn nhất là Sông Lam dài 532 km. Rừng chiếm 3/4 diện-tích của tỉnh. Có nhiều động thực-vật quí hiếm như: Hổ, Gấu, Trầm Hương, Kỳ Nam... Biển Nghệ An ấm, có khoảng 600 loài sinh-vật biển. Nghệ An có nhiều danh lam thắng-cảnh: Bãi biển Cửa Lò, Bến Thủy.. Các đặc sản nổi tiếng như: Cam xã Đoài, Bưởi Phúc Trạch, cà phê Phú Quỳ. Nguồn hải-sản ở đây rất phong-phú, khoảng trên 200 loại cá, nhiều loại đặc sản như: tôm, mực, cua, rắn biển, cá mú... du khách đến Cửa Lò sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản ngay tại các nhà hàng và nếu có thể ngay tại bãi biển.
Hình 79. Bản-đồ Nghệ-An
Ngoài khơi Nghệ-An có đảo Hòn Mát rộng chừng 3 km2 và những hòn đảo nhỏ hơn không quan-trọng như Hòn Niêu (Hòn Ngư), Hòn Tuần Hải-cảng Cửa Lò đã được vét sâu xuống và cải-tiến cơ-sở và trang-cụ, hiện đã tiếp-nhận tàu lớn tới 10,000 tấn. Ðây là cảng trung-tâm các tỉnh Miền Bắc Trung-phần, có khả-năng thu hút hàng quá cảnh của Thái Lan và Lào để chuyên-chở đi các nơi tiêu-thụ. Nghệ-An là tỉnh có truyền-thống hàng-hải lâu đời. Thuyền bè và trang-cụ ngư-nghiệp còn mang nhiều sắc-thái đặc-biệt của cổ thời như cánh buồm hình tai, cây xiếm, bè tre…
3.23 - Hà Tĩnh Diện-tích: 6,054 km2 Dân số (1999): 1,269,013 người. Hà-Tĩnh có hai thị xã là Hà Tĩnh và Hồng Lĩnh cùng 8 huyện là Hương Sơn, Đức Thọ, Nghi Xuân, Can Lộc, Hương Khê, Thạch Hà, Cốm Xuyên và Kỳ Anh. Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km. Sông Gianh và cửa biển Nhật-Lệ, địa-danh lịch-sử nằm ở đây.
Hình 80. Bản-đồ Hà Tĩnh
Địa-hình Hà Tĩnh đa-dạng, có đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng-bằng và biển. Cảnh quan có thác Vũ Môn, rừng quý Vũ Quang (Hương Khê), hồ Kẻ Gỗ, suối nước nóng Sơn Kim, đèo Ngang, chùa Hương Tích, Cửa Sót, Thiên Cầm - Hòn Bớc, Hòn Lá,... các bãi tắm đẹp như Cửa Sót, Thiên Cầm, Đèo Con, Xuân Thành, Chân Tiên. các thắng-cảnh phần lớn đều phân bổ dọc đường quốc lộ 1A và quốc lệ 8. Ngoài Mũi Rọn dưới chân đèo Ngang gần biên-giới Quảng Bình có một hòn đảo nhỏ bằng đá. Hà Tĩnh nổi tiếng về "Văn-vật Hồng lam với các di chỉ khảo cổ rú Dầu, rú Rơm, bãi Phân phối, đồ sắt Vân Chàm, Minh Long, đồ đồng Đức Lâm, đồ gốm Cảm Trang, đồ mộc Thái Yên, lụa Hạ, vải Hồ. Dãy Hoành Sơn còn lưu giữ lũng cổ đắp ghép từ thế kỷ thứ 4. Đạo Mẫu, đạo Nho, đạo Phật và tín ngưỡng thành Hoàng để lại hàng trăm đền, chùa, miếu mạo như tháp Cửa Diêu, chùa Hương Tích, đền Tam Lang... Khu bảo-tồn thiên-nhiên Kẻ Gỗ dự kiến thành lập với diện-tích 24.800 ha, nằm trong vùng ranh-giới huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là vùng thường xanh cây lá rộng còn lại khá lớn thuộc dạng rừng trên địa-hình thấp đã được hình thành từ lâu dọc theo vùng đồng-bằng ven biển miền Trung Việt Nam mà hiện nay phần lớn đã biến thành vùng đất canh tác nông-nghiệp. Khu bảo-tồn thiên-nhiên Kẻ Gỗ sẽ là nơi bảo-vệ một khu-vực tiêu biểu của sinh cảnh rừng nói trên. Rừng Hà Tĩnh có lâm sản các loại như gỗ lim, củ nâu, gụ, mây, tre, nứa; một số cây làm thuốc như quế, sâm, trầm hương, quán chúng thảọ... Khoáng-sản có một số mỏ sắt, thiếc, than đá, đất sét. Mỏ khoáng-sản được coi là lớn nhất vùng ở Thạch Khê (Hà Tĩnh) hiện đang chờ được khai-thác, do nằm sát ngay bờ biển và nằm sâu dưới đất. Dân chúng hành nghề đánh tôm, cá dọc theo các sông rạch và bờ biển. Tuy vậy, tỉnh Hà Tĩnh chưa có một cảng cá thật sự với dịch vụ trên bờ cho nghề cá xa bờ và tỉnh cũng chưa có các cơ sở chế-biến thủy-sản hiện-đại.
3.24 - Quảng Bình Diện-tích: 8,984 km2 Dân số (1999): 793,863 người Quảng Bình nằm trải dài dọc theo phía bắc Miền Trung Việt Nam, là vùng hẹp nhất trên toàn lãnh-thổ đất nước. Do đó bờ biển của tỉnh kéo dài tới 126 km. Quảng Bình gồm 6 huyện: Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Minh Hòa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch và thị xã Đồng Hới. Bởi có năm cửa sông, trong đó cửa Nhật Lệ, cửa Giang khá rộng, Quảng Bình đã thu hút ngày càng đông lượng tàu thuyền các tỉnh miền Trung về neo đậu. Ở cửa Gianh và cửa Nhật Lệ, vào mùa cá, mỗi ngày có hàng nghìn thuyền lớn ra vào mua bán hàng và hàng trăm xe vận-tải từ nhiều tỉnh, thành-phố trong nước đến chở hải-sản. Hoạt-động mua bán diễn ra suốt ngày đêm tạo nên thị trường nghề cá thật sôi động và sầm uất. Tỉnh Quảng-Bình cũng có chung vấn-đề khai-thác ngư-sản như tỉnh Hà-Tĩnh. Hầu hết các cơ sở chế-biến đều chỉ ở dạng thủ công, gia công để bán cho các đơn vị xuất khẩu lớn của địa-phương khác mà chưa có một nhà máy chế-biến hiện đại. Quảng Bình là vùng có khí hậu khắc nghiệt nhất trong cả nước. Hàng năm từ tháng 4 đến tháng 6 thường có gió Lào khô và nóng, từ tháng 10 đến tháng 12 thường có bão và lụt gây ra những thiên-tai nặng nề. Nạn đất lở biển lấn cũng thường hay xảy ra ở các vùng cửa sông vùng Quảng Trạch. Nhưng may mắn là trong thời gian từ tháng 2 tới tháng 4 hàng năm, thời-tiết dễ chịu. Ðó là giai-đoạn thích hợp nhất cho các hoạt-động du-lịch. Động Phong Nha là nơi mà các nhà nghiên-cứu khoa-học, thám hiểm hay khách du-lịch không thể bỏ qua. Ngoài ra, Quảng Bình còn có biển Đá Nhảy, biển Nhật Lệ, hồ Bản Tro, Đèo Ngang, thành Đồng Hới.
Hình 81. Bản-đồ tỉnh Quảng-Bình
Giấu mình trong núi đá vôi Kẻ Bàng, được tre trở bởi những cánh rừng nhiệt-đới, Ðộng Phong Nha giờ đây đã trở nên nổi tiếng nhờ tạo hoá đã ban tặng cho một hệ thống hang động thật lộng lẫy với con sông ngầm được xác định là dài nhất thế-giới. Tháng 4-1997, một cuộc hội thảo khoa-học về di-tích danh thắng Phong Nha - Xuân Sơn được tổ-chức tại Quảng Bình. Kết quả nghiên-cứu khảo sát cho biết Phong Nha có 7 cái nhất: 1. Hang nước dài nhất 2. Cửa hang cao và rộng nhất 3. Bãi cát và đá rộng đẹp nhất 4. Hồ ngầm đẹp nhất 5. Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất 6. Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam (13.969 m) 7. Hang khô rộng và đẹp nhất.[133]Năm 2002, Việt-Nam đã đề-nghị đệ trình UNESCO xin công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới. Phía Cực Bắc của tỉnh Quảng Bình có một mũi đất nhô ra biển, rải rác mấy hòn đá trơ trọi, trên bản-đồ hàng-hải không thấy có đề tên. Cảng Sông Gianh có thể nhận tàu 1,000 tấn. Cảng Nhật Lệ có thể nhận các tàu nhỏ 200 tấn. Trong năm 1998, 57,000 tonnes de marchandises ont transité par ces deux ports.
3.25 - Quảng Trị Diện-tích: 4,588 km2 Dân số (1999): 573,331 người.
Là một tỉnh miền Trung, nằm trung điểm cả nước, ở
ngã ba ra Bắc, vào Nam và sang Lào, Thái Lan. Tỉnh có tới 3/4 là đồi núi, cồn
cá nghèo nàn khoáng-sản, bờ biển dài, sông ngòi chằng chịt, dốc, khả-năng
thoát nước chậm-chạp, đất nông-nghiệp ít. Lợi thế so-sánh của Quảng Trị trong phát-triển du-lịch là bờ biển dài, có 2 cảng biển và cảng sông, có sân bay đang được xây-dựng lại, có đường sắt, đường quốc lộ 1A chạy qua. Đặc biệt đường 9 nối với đường Liên-Á qua cửa khẩu Lao Bảo - Huội Kaki sẽ tạo điều-kiện cho Quảng Trị là nơi nhận và phát luồng khách du-lịch đường bộ quan-trọng. Tiềm-năng du-lịch nhân văn của Quảng Trị nổi trội hơn cả với nhiều công-trình kiến-trúc lịch-sử, văn-hóa được bảo-tồn như Thành cổ Quảng Trị, văn-hóa Chăm, khu Thánh địa La Vang... Quảng Trị là một chiến trường ác liệt trong trận chiến tranh vừa qua. Ðịa-danh nổi tiếng thế-giới là cầu Hiền Lương, Cửa Tùng, vĩ tuyến 17, Cửa Việt, Cổ-thành Ðinh-Công-Tráng ... Từ bãi biển Cửa Tùng thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị nhìn ra phía Ðông ta sẽ thấy một hòn đảo xanh lam nổi lên giữa biển như một chiến hạm đang trấn giữ ngoài khơi. Đó là đảo Cồn Cỏ, các tên khác là đảo Con Hổ, Hòn Mê.
Hình 82. Bản-đồ tỉnh Quảng-Trị
Quảng-Tri không có hải-cảng thiên-nhiên tốt. Hai cảng quan-trọng nhất của tỉnh nằm trên hai cửa sông có khả-năng hạn-chế như sau: - Cảng Cửa Việt, có khả-năng nhận 200,000 tấn hàng hóa mỗi năm. - Cảng Ðông Hà với cầu tầu sẽ nhận tàu thuyền có trọng-tải tối-đa là 500 tấn trở lại.
3.26 - Cầu Long-Biên và Huyền-thoại Qua một thế-kỷ nhiều biến-cố lịch-sử, Miền Bắc Việt-Nam đã thực-hiện nhiều công-trình xây cất lớn không thể nào kể hết được. Ngoài việc kiến-tạo hệ-thống cảng đã mô-tả đâu đó trong cuốn sách, ở đây chúng tôi chỉ xin duyệt qua một vài xây cất đặc biệt ở đầu mốc và cuối mốc thời-gian kể trên mà thôi. Nhiều tài-liệu trong cũng như ngoài nước thường ghi kỹ-sư lừng danh Gustave Eiffel (1832-1923) là cha đẻ của cầu Long Biên. Theo tiểu-sử của Ông đăng trong gia-phả họ Eiffel của hội “l’association réunissant les descendants de Gustave Eiffel [134] thì Gustave Eiffel không liên-hệ gì tới cây cầu “lịch-sử của nước ta. Tài liệu của Cục Lưu trữ Việt Nam cũng như tấm biển gắn ở đầu cầu bờ nam đều đúc nổi tên hãng thiết kế Daydé & Pillé (D&P). Hãng này đã trúng thầu với giá 5.390.794 franc.Sự nhầm lẫn xảy ra có thể là do việc hãng Eiffel có gửi mẫu kiến-trúc tham gia, nhưng Eiffel là 3 trong số 5 hãng bị loại ngay vòng đầu tiên. Cách đây hơn 100 năm, ngày 28/2/1902, chuyến xe lửa xuất phát từ ga Hàng Cỏ đưa vua Thành Thái, toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, nhà vua Malaysia, hoàng gia Campuchia, đô trưởng Viên Chăn (Lào) tới làm lễ khánh khánh thành cầu Long Biên, cây cầu lớn nhất Đông Dương. Cầu Long Biên dài 2.500 m, rộng 30,6 m, có một đường sắt và hai làn đường bộ. Độ cao móng nổi từ mặt nước đến mặt cầu là 44 m, ngập nước 30 m. Phần cầu vượt phía nội thành dài 800 m, gồm 20 trụ đá nối với nhau bằng 9 dầm sắt khổng lồ, mỗi dầm dài 61 m. Toàn bộ 30.000 m3 đá và 5.300 tấn thép cùng các vật liệu khác, kể từ viên sỏi, viên đá xanh... đều được vận chuyển từ Pháp sang[135].
Hình 83. Cầu Long Biên năm 1925.
Đầu thế kỷ 20, Long Biên là cây cầu lớn và đẹp nhất khu vực và là một trong 4 cầu lớn nhất thế giới. Khi cả Hà Nội mới có duy nhất cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, mọi phương tiện ôtô, tàu hỏa, xe máy, xe thô sơ, khách bộ hành đều đi chung trên cây cầu này. Mỗi lượt qua lại phải xếp hàng cả giờ đồng hồ.
Hình 84. Cầu Long Biên hiện tại. (ảnh: Xuân Thu)
Từ khi có thêm hai cầu Thăng Long, Chương Dương, cầu Long Biên chỉ còn dành riêng cho người đi bộ và xe thô sơ. Cũng vì thế, cầu được đặt thêm một tên mới: cầu của người nghèo. ở tuổi 100, hiện mỗi ngày cầu Long Biên gồng mình gánh khoảng 35.000 lượt người với hàng chục nghìn lượt xe thô sơ và tàu hỏa qua lại.
Hình 85. Vị-trí 3 cây cầu Long-Biên, Chương-Dương và Thăng-Long (quanh Hà-Nội) nối tả-ngan với hữu ngạn Sông Hồng
Việc nâng cấp cầu Long Biên sẽ được tiến hành trong năm nay với tổng kinh phí 70 triệu USD. Số tiền này được vay từ vốn ưu đãi và viện trợ của Chính phủ Pháp hoặc vốn ODA Nhật Bản. Dự kiến cầu sẽ có 4 làn xe cho ôtô, phần dành cho đường sắt sẽ cải tạo thành đường cho người đi bộ.[136]
Hình 86. Cầu Long Biên hồi đầu thế-kỷ 20
3.27 - Người thợ Việt Nam Xây “Cầu nối 3 Thế-kỷ” Vào tháng 4-1897, sau khi nhậm chức hai tháng, toàn quyền Đông Dương Paul Doumer[137] đă phê chuẩn dự án xây cầu bắc qua sông Hồng. Cây cầu mang tên Pháp Paul Doumer, tên Việt Long-Biên, cần-thiết cho việc vận chuyển bằng đường bộ và tàu hoả từ Hà Nội xuống cảng Hải Pḥòng, lên Lạng Sơn, Lào Cai sang tận Côn Minh. Hàng từ Vân-Nam theo đường sắt tới Hà-Nội cũng theo cầu này ra tàu biển…Có nhiều câu chuyện về những người thợ cầu Việt Nam thời đó. Trong cuốn hồi ký của Ông, Paul Doumer đă có những ḍòng viết trân trọng về họ: "Những người thợ An Nam xây trụ cầu ngồi trong các két sắt đi xuống nước như những con tàu dấn sâu vào đáy sông rồi sau đó thì vào vùng khí nén, nơi đó sâu tới 30 -33m, sự làm việc trở nên khó nhọc đến mức kinh khủng. Những người thợ Việt (An Nam) mảnh khảnh xuống đến độ sâu như thế nhưng họ không hề sợ hăi, thản-nhiên làm việc. Rồi những thanh thép được đưa sang lại cũng chính là những người thợ Việt lắp ráp. Lúc đầu, người ta tuyển phần lớn là người Tàu, tưởng rằng họ khoẻ hơn người Việt nhưng dần dần chính những người Tàu ấy lại được thay thế bằng người Việt-Nam. Nếu họ có kém sức hơn một chút nhưng ngược lại họ lại năng động hơn, tinh nhanh khéo léo…". Cây cầu dự định sẽ phải xây dựng trong 5 năm nhưng do nhà thầu và thợ giỏi nên chỉ hơn 3 năm (12/9/1898 - 28/2/1902) đă được hoàn thành.[138] Ðến nay cây cầu đó sau hơn một trăm năm vẫn tồn tại, vắt ngang ba thế kỷ.
3.26 - Hệ-thống Thủy-điện Việt-Nam, Nay và Mai Không những là một nước nghèo so với thế-giới tiến-bộ mà còn sau chân ngay cả những quốc-gia vùng Ðông-Nam-Á, Việt-nam chỉ mới bắt đầu đạt được vài thành-quả điện-lực-hóa quốc-gia vào cuối thế-kỷ thứ 20..
Hình 87. Hệ-thống Thủy-điện Việt-Nam, nay và mai.
Chương-trình năng lượng mới của Việt-Nam bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy điện nhỏ, năng lượng thủy triều.. Trong thời gian đầu Việt-Nam đã tập trung vào năng lượng mặt trời để sấy các sản phẩm nông nghiệp cao cấp, đun nước nóng, tiếp thu các thành quả nghiên cứu về tế bào quang điện, nghiên cứu chế tạo các thiết bị sử dụng điện mặt trời (inverter, low energy demand light)... Tuy vậy, vào đầu thế-kỷ 21, ngành thủy-điện vẫn là nguồn cung-cấp năng-lượng chính-yếu cho cả nước. Theo tính toán của Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN), với tốc độ đầu tư và tăng trưởng phụ tải điện như hiện nay, trong vòng 3 năm nữa sẽ xảy ra hiện tượng thiếu điện trong cả nước. Ðể bảo đảm không xảy ra thiếu điện, Việt-Nam đã dự-trù xây-dựng thêm các nhà máy điện: Rào Quán, Plei Krông, Sê San 4, Knak, An Khê, Ðồng Nai 3 và 4, Thượng Kon Tum, nhiệt điện Hải Phòng, Quảng Ninh và nâng cấp nhà máy nhiệt điện Phả Lại 1. Trong tương-lai gần, viêc khai-thác những nguồn năng-lượng thiên-nhiên ngoài Vịnh Bắc-Việt như từ gió, nước biển, thủy-triều xem ra chưa được quan-tâm đến. Theo Giáo-Sư Lê-Bá-Thảo, Nhà Nước Việt-Nam có chính-sách liên-tục phát-triển thủy-điện trên toàn lãnh-thổ. Các nhà khoa-học thuộc Viện Phát-triển Quốc-Tế Harvard, trong khi cân-nhắc giữa khí và thủy-điện Việt-Nam, có ý-kiến cảnh-giác rằng “chính-sách dựa quá nhiều vào nguồn thủy-điện sẽ không khuyến-khích được hoạt-động thăm-dò và sản-xuất khí. Chính-sách Nhà Nước là phải phát-triển đồng-bộ và có cân nhắc tất cả các nguồn tài-nguyên[139]. |